Trang chủ Bờ cõi biển đảo Lịch sử chủ quyền
05:43 | 18/06/2022 GMT+7

100 năm khám phá biển, đảo Việt Nam

aa
“Từ năm 1925, Sở Hải dương học nghề cá Đông Dương (Viện Hải dương học Nha Trang ngày nay) đã đưa tàu De Lanessan ra quần đảo Hoàng Sa (hiện nay thuộc thành phố Đà Nẵng) nghiên cứu khoa học tại các đảo, rạn san hô, dòng hải lưu, nguồn lợi thủy sản, thủy văn... Sau đó, tàu xuống nghiên cứu quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa). Qua những đợt nghiên cứu như vậy, đã công bố các báo cáo quan trọng cho cộng đồng thế giới biết về biển, đảo Việt Nam” - Phó Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang thông tin.

Hơn 1,1 triệu thiếu nhi tham gia Cuộc thi “Biển đảo Việt Nam qua con tem Bưu chính” Hơn 1,1 triệu thiếu nhi tham gia Cuộc thi “Biển đảo Việt Nam qua con tem Bưu chính”
Sau gần 5 tháng triển khai (từ tháng 12/2021 đến cuối tháng 4/2022), Ban tổ chức cuộc thi Sưu tập và tìm hiểu tem Bưu chính năm 2022 đã trao 1 giải đặc biệt, 2 giải nhất, 4 giải nhì, 10 giải ba và 20 giải khuyến khích với tổng giá trị giải thưởng gần 100 triệu đồng.
Phát hành bộ tem "Biển, đảo Việt Nam: Chim biển, đảo" Phát hành bộ tem "Biển, đảo Việt Nam: Chim biển, đảo"
Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phát hành bộ tem "Biển, đảo Việt Nam: Chim biển, đảo" nhằm giới thiệu các các loài chim sinh sống trên nhiều vùng biển, đảo của Việt Nam. Đây là bộ tem thứ 3 về đề tài biển, đảo Việt Nam.
Bộ xương cá voi khổng lồ tại Viện Hải dương học Nha Trang. Ảnh: Hải Luận

Xây dựng ngọn hải đăng đầu tiên ở quần đảo Hoàng Sa

Theo nghiên cứu của Phó Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Tác An, kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nền kinh tế của Pháp gần như bị suy kiệt. Nhằm mở rộng khai phá vùng Biển Đông để đóng góp vào nền kinh tế của Pháp, năm 1922, Chính phủ Pháp cho thành lập Sở Hải dương học nghề cá Đông Dương, đặt tại Nha Trang (Khánh Hòa).

Chiếc tàu nghiên cứu biển De Lanessan đưa từ Pháp sang, được xem là “xương sống” của Sở Hải dương học nghề cá Đông Dương ngày đó, các dữ liệu khoa học về biển, đảo Việt Nam được các nhà khoa học thu thập, công bố rất sớm.

Trong những cuốn nhật ký hàng hải của tàu De Lanessan còn lưu trữ ở Viện Hải dương học Nha Trang đã ghi chép khá chi tiết, từ cuối tháng 3/1925, tàu De Lanessan bắt đầu có những chuyến khảo sát, nghiên cứu đầu tiên. Từ năm 1925 đến năm 1930, tàu đã thực hiện 52 chuyến khảo sát, thu mẫu 577 trạm ở vùng biển, đảo Việt Nam.

Dấu ấn đậm nhất là các chuyến khảo sát ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thi thoảng, tàu có hải trình đến vịnh Thái Lan, sông Mekong, biển hồ Campuchia... nghiên cứu theo các chuyên đề.

Câu chuyện các nhà khoa học Sở Hải dương học nghề cá Đông Dương đặt chân lên các đảo ở Hoàng Sa, chào đón họ “nồng nhiệt” chỉ có các loài chim trời. Đôi khi, họ gặp những người đi biển dài ngày ghé lên đảo. Tiến sĩ P. Chevey kể lại trong báo cáo của Sở Hải dương học nghề cá Đông Dương năm 1925-1926: “Chúng tôi chỉ thấy có một ít thuyền buồm đến những đảo nhỏ hoang vắng này để đánh bắt rùa biển, trai biển khổng lồ (tridacna), hải sâm và các loài hải sản khác mà người ta chỉ thấy trên những đảo san hô.

Thật ra, đấy không phải là những thuyền buồm của người chuyên đánh cá đến để khai thác hải sản trên dải đá ngầm của quần đảo Hoàng Sa. Đây là những nhà hàng hải ở Đông Dương, hằng năm chúng tôi vẫn thấy họ qua lại vào thời gian gió mùa. Trong khoảng thời gian gió mùa đó, mọi hoạt động hàng hải đều bị cấm, họ đến đây để làm giảm bớt nỗi buồn bã của mùa “chết” này bằng cách tranh thủ đánh cá trên những dải đá ngầm của quần đảo xa xôi”.

Từ quá trình khảo sát, nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy quần đảo Hoàng Sa với 36 đảo lớn nhỏ nổi hoàn toàn khi thủy triều lên cao và có những đảo chìm. Sau nhiều chuyến tàu De Lanessan khảo sát, năm 1937, Viện Hải dương học Đông Dương (đổi tên) đã xác định vị trí xây dựng ngọn hải đăng cho tuyến hàng hải quốc tế xuyên qua Biển Đông tại Hoàng Sa. Để phục vụ công trình này, 70 tấn vật liệu được vận chuyển từ đất liền ra Hoàng Sa, trong đó có 6 tấn kim loại.

Tháng 3/1938, Viện Hải dương học Đông Dương phối hợp với cơ quan khí tượng thành lập trạm quan trắc thủy văn ở quần đảo Hoàng Sa. Sau đó, các nhà khoa học đã công bố với thế giới biết thông tin về nhiệt độ và độ mặn của nước biển.

Căn cứ vào các dữ liệu khoa học thu được ở quần đảo Hoàng Sa, các nhà khoa học Việt Nam và Pháp đã có những đề xuất xây dựng quy hoạch Hoàng Sa gồm: Sân bay, tổ chức cư trú cho ngư dân, xây dựng khu neo đậu tàu thuyền...

Điều thú vị, các nhà khoa học đã phát hiện rất sớm hiện tượng nước trồi (nước chảy từ đáy lên) trong khu vực biển Việt Nam. Nước ở tầng sâu, từ vịnh Bắc Bộ, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa... có dòng nước ngầm với nhiệt độ 20-21oC chảy từ Bắc vào Nam, hệ dòng chảy nóng tầng mặt trên 250C. Những kết quả này có thể được coi là những dữ liệu quan trọng đầu tiên để đánh giá được hệ sinh thái biển và trữ lượng nguồn lợi thủy sản.

Vẽ bản đồ đánh cá ở Trường Sa

Trong các chuyến hải trình của tàu De Lanessan nghiên cứu khoa học ở quần đảo Trường Sa dài ngày, năm 1930, các nhà khoa học Viện Hải dương học Đông Dương cùng với lực lượng Hải quân Pháp đã cử tàu La Malicieuse đến khảo sát, nghiên cứu các đảo thuộc quần đảo Trường Sa: An Bang, Đá Đông, Ba Bình, Song Tử, Thị Tứ..., trong đó, đặc biệt chú ý đến nền đáy san hô, thu mẫu sinh vật, thu mẫu cát san hô và phát hiện ra lớp phốt phát dày 30cm và khu hệ chim biển ở đây dày đặc.

Viện Hải dương học Nha Trang đang lưu giữ trên 10.000 mẫu vật về đại dương. Ảnh: Hải Luận

Sau những chuyến hải trình khảo sát, nghiên cứu ở quần đảo Trường Sa, các nhà khoa học đã đo đạc độ sâu, dòng chảy, trữ lượng thủy sản và vẽ bản đồ khá chi tiết phục vụ tàu thuyền đi lại vùng biển, đảo này; đánh dấu cảnh báo cho tàu ngư dân không được đến khu vực vũng sâu, dòng xoáy lớn, đá ngầm nằm rải rác, sẽ gây nguy hiểm.

Thời gian sau này, Chương trình Hợp tác nghiên cứu Biển Đông của Viện Hải dương học Nha Trang với Viện Biển Thái Bình Dương thuộc Trung tâm Viễn Đông - Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (Liên bang Nga ngày nay) sử dụng tàu nghiên cứu cỡ lớn, tiến hành nhiều chuyến nghiên cứu tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa như: Nam Yết, Sơn Ca, Thuyền Chài, Phan Vinh, Song Tử Tây, Chữ Thập...

“Qua hợp tác nghiên cứu giữa các viện, tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước, các nhà khoa học đã đưa ra được những luận cứ khoa học, giúp Chính phủ có những kế sách phát triển kinh tế biển như ngành dầu khí, giao thông vận tải, khai thác thủy sản, du lịch, quốc phòng, an ninh...

Hiện nay, các nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu những “hẻm vực” rất sâu ở Biển Đông, ở đó có nhiều khoáng sản, đặc biệt là dầu khí và khí đốt chưa khai thác. Cần ứng dụng công nghệ hiện đại vào nghiên cứu đáy biển sâu mới đưa ra được thông tin mới” - Phó Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Tác An chia sẻ.

Trải qua 1 thế kỷ Sở Hải dương học nghề cá Đông Dương được thành lập, những hải trình dài ngày khám phá biển, đảo Việt Nam từ vịnh Bắc Bộ kéo xuống vịnh Thái Lan, từ quần đảo Hoàng Sa qua Trường Sa... đã được các thế hệ nhà khoa học nối tiếp nhau thực hiện.

Đến nay, Viện Hải dương học Nha Trang đã có 6.731 chuyến khảo sát, nghiên cứu ở Biển Đông, với 149.000 trạm về điều kiện tự nhiên, nguồn lợi, tài nguyên và môi trường biển, đảo. Đây trở thành kho dữ liệu quốc gia đồ sộ, có trên 10.000 mẫu, đồng thời chia sẻ thông tin và công bố các báo cáo khoa học về chủ quyền biển, đảo và những tri thức khoa học đại dương với cộng đồng thế giới.

Khám phá làng gốm truyền thống Biên Hòa - Đồng Nai Khám phá làng gốm truyền thống Biên Hòa - Đồng Nai
Gốm Biên Hòa - Đồng Nai là sự hòa quyện tài tình giữa đất, nước và lửa, tạo nên những sản phẩm đặc trưng bản sắc, điểm tô cho văn hóa Việt.
Nha Trang: Triển lãm sách về biển và hải đảo Việt Nam Nha Trang: Triển lãm sách về biển và hải đảo Việt Nam
Sáng 5/6, tại Nha Trang, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp Trường đại học Nha Trang tổ chức Triển lãm sách và Báo cáo chuyên đề về biển và hải đảo Việt Nam nhằm cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin có giá trị về biển và hải đảo Việt Nam.
Theo báo Biên phòng
Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

37 năm sự kiện Gạc Ma: Tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc

37 năm sự kiện Gạc Ma: Tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc

Vào ngày này cách đây 37 năm, ngày 14/3/1988, 64 chiến sỹ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã vĩnh viễn nằm lại giữa biển sâu để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc trên Biển Đông.
Gắn mã QR cho tư liệu, hình ảnh tại triển lãm biển, đảo tại Đà Nẵng

Gắn mã QR cho tư liệu, hình ảnh tại triển lãm biển, đảo tại Đà Nẵng

Ngày 11/3, tại Đà Nẵng, Vùng 3 Hải quân phối hợp với Thành Đoàn Đà Nẵng, Nhà Trưng bày Hoàng Sa tổ chức khai mạc triển lãm tư liệu, hình ảnh với chủ đề "Tuổi trẻ với biển đảo quê hương" kết hợp tuyên truyền biển, đảo tại Trường Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng.
Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng"

Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng"

Ngày 10/3, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước phối hợp với Bộ tư lệnh Vùng 2 Quân chủng Hải quân tổ chức Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng" và “Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng – 70 năm hành trình giữ biển”.
Tuyên bố của Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ‎trong Vịnh Bắc Bộ

Tuyên bố của Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ‎trong Vịnh Bắc Bộ

Ngày 21/2, căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-UBTVQH15 ngày 14/2/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ.

Đọc nhiều

Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Giữa núi rừng Mường Nhé, Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ đang âm thầm viết nên câu chuyện đổi mới giáo dục. Chương trình GDPT 2018 không chỉ được triển khai bài bản mà còn lan tỏa bằng sự kiên trì của thầy cô, khát vọng học tập của học trò và niềm tin vào con chữ nơi rẻo cao.
Tin quốc tế ngày 8/5: Mỹ muốn hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày

Tin quốc tế ngày 8/5: Mỹ muốn hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày

Mỹ muốn đóng vai trò trung gian hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Tổng thống Donald Trump ấn định ngày 8/5 là Ngày Chiến thắng phát xít của Mỹ; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày; Vatican chưa bầu được tân Giáo hoàng sau vòng bỏ phiếu đầu tiên... là những tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 8/5.
Từ ký ức chiến thắng đến hành trình “tiếp lửa” hữu nghị Việt - Nga

Từ ký ức chiến thắng đến hành trình “tiếp lửa” hữu nghị Việt - Nga

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Nga, phóng viên Tạp chí Thời đại đã có cuộc trao đổi với nhà báo Nguyễn Đăng Phát, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga về những ký ức không quên tại đất nước ông từng gắn bó và góc nhìn về quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Mật nghị Hồng Y 2025 & Kỳ vọng của giáo dân thế giới

Mật nghị Hồng Y 2025 & Kỳ vọng của giáo dân thế giới

Khi mặt trời lặn trên Quảng trường Thánh Peter (Vatican) vào cuối ngày 7/5 (giờ địa phương), khói đen bắt đầu bốc lên từ ống khói của Nhà nguyện Sistine, báo hiệu ngày đầu tiên của Mật nghị Hồng Y đã kết thúc mà giáo hoàng mới chưa được bầu.
Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông là không có giá trị

Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông là không có giá trị

Trong công văn gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển, Bộ Nông nghiệp và Môi trường khẳng định việc Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông là không có giá trị.
Trường học thân thiện – Chắp cánh tương lai cho học sinh Nậm Pồ

Trường học thân thiện – Chắp cánh tương lai cho học sinh Nậm Pồ

Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đang mang đến nhiều chuyển biến tích cực trong công tác giáo dục ở huyện vùng cao biên giới Nậm Pồ (Điện Biên).
Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Giữa núi rừng Mường Nhé, Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ đang âm thầm viết nên câu chuyện đổi mới giáo dục. Chương trình GDPT 2018 không chỉ được triển khai bài bản mà còn lan tỏa bằng sự kiên trì của thầy cô, khát vọng học tập của học trò và niềm tin vào con chữ nơi rẻo cao.
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, khu vực Bắc Bộ được dự báo chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều và tối 2/5, khu vực Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, Tây Nguyên có mưa dông cục bộ, có nơi mưa to. Chiều và tối 3/5, hai khu vực này có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 2/5 không khí lạnh cuối mùa có cường độ suy yếu và lệch đông nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ giảm mưa, trưa chiều trời nắng; nền nhiệt cao nhất tăng nhẹ 2-3 độ, đến mức 31 độ.
Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (1/5, ngày thứ hai của kỳ nghỉ lễ dịp 30/4-1/5), do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường bổ sung nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có giông.
Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều 30/4 đến ngày 1/5, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 15-40mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 29/4 miền Bắc chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp, gây mưa dông diện rộng, trong khi miền Nam duy trì nắng nóng gay gắt kéo dài trước kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Phiên bản di động