Chôn CO2 dưới đáy biển - giải pháp hữu hiệu chống biến đổi khí hậu
Đầu năm 2023, Đan Mạch đã chính thức khai trương dự án lưu trữ khí thải CO2 dưới đáy biển. Dự án mang tên Greensand sử dụng một mỏ dầu đã khai thác do tập đoàn hóa chất Ineos của Anh và tập đoàn dầu mỏ Wintershall Dea của Đức thực hiện, dự kiến đến năm 2030 cất giữ tới 8 triệu tấn khí thải CO2/năm.
![]() |
Dự án Greensand sẽ thu thập và hóa lỏng CO2 công nghiệp và bơm xuống giếng dầu cũ. (Ảnh: Semco Maritime) |
Tại dự án Greensand, khí thải CO2 được vận chuyển trong những thùng container chuyên dụng đến mỏ Nini West và tại đây sẽ được bơm vào bể chứa ở độ sâu 1,8 km dưới đáy biển.
Đan Mạch đặt mục tiêu đạt trung hòa khí thải CO2 vào năm 2045. Nhà chức trách nước này cho biết phương thức trên là công cụ rất cần thiết trong bộ công cụ chống biến đổi khí hậu của Đan Mạch.
Trước Đan Mạch, Na Uy cũng đã triển khai một số dự án chôn CO2. Nước này tự hào là quốc gia có triển vọng lưu trữ CO2 tốt nhất trên lục địa châu Âu, đặc biệt là trong các mỏ dầu ở Biển Bắc đã cạn kiệt. Chính phủ đã tài trợ 80% cho cơ sở hạ tầng, đầu tư 1,7 tỷ euro để phát triển công nghệ này.
Các doanh nghiệp Na Uy thậm chí đã lên kế hoạch xây đường ống khổng lồ để phát triển dịch vụ vận chuyển và lưu trữ CO2 xuyên biên giới đầu tiên trên thế giới, dự kiến ra mắt vào năm 2024.
Theo đó, một đường ống sẽ bơm CO2 hóa lỏng vào các túi địa chất sâu 2.600 mét dưới đáy đại dương, và phần CO2 này sẽ ở đó mãi mãi. Hệ thống đường ống này có công suất vận chuyển từ 20 đến 40 triệu tấn CO2 mỗi năm, tương đương với lượng khí thải mà 3 – 6 triệu người tạo ra.
Tại Châu Âu đang có khoảng 30 dự án chôn CO2 hoạt động. Tuy nhiên, số dự án này chỉ có thể giải quyết một lượng rất nhỏ CO2 mà các nước Châu Âu đang thải ra hiện nay.
Theo Cơ quan môi trường châu Âu (EEA), các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) phát thải 3,7 tỉ tấn khí thải CO2 chỉ riêng trong năm 2020 – năm chứng kiến hoạt động kinh tế giảm do dịch COVID-19.
![]() |
Xây dựng cơ sở bơm CO2 hóa lỏng xuống dưới đáy biển tại Na Uy. (Ảnh: AFP) |
Không chỉ “chôn cất” CO2, các nhà khoa học còn ấp ủ kế hoạch biến loại khí độc này thành đá. Năm 2016, một nhóm nhà khoa học quốc tế đã trộn khí CO2 với nước, và sau đó bơm hỗn hợp chất lỏng này xuống một tầng đá basalt sâu dưới lòng đất.
Nơi được chọn thí điểm là nhà máy điện Hellisheidi tại Iceland – cơ sở sản xuất năng lượng địa nhiệt lớn nhất thế giới. Nhà máy này mỗi năm thải 40.000 tấn CO2, chỉ bằng 5% lượng khí thải của một nhà máy than đá có quy mô tương tự, song vẫn là con số đáng lo ngại.
Các nhà khoa học khi đó lo ngại hỗn hợp chất lỏng này phải mất tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm mới có thể hóa đá. Tuy nhiên, chỉ sau 2 năm, 95-98% số hỗn hợp được bơm xuống đã có thể hóa thành đá tảng có màu phấn trắng.
Điều duy nhất gây trở ngại cho công nghệ tích trữ CO2 kiểu này đó là phương pháp này cần rất nhiều nước, cụ thể mỗi tấn CO2 cần hòa tan với 25 tấn nước. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết ở một số nơi có thể tận dụng nguồn nước biển.
Hiện thu giữ và lưu trữ CO2 là công nghệ duy nhất có khả năng giảm phát thải khí nhà kính quy mô lớn từ nhiều ngành công nghiệp. Đây được coi là giải pháp khả thi cho các ngành công nghiệp nặng CO2 như một cách để họ tiếp tục hoạt động, đối phó với các biện pháp giảm phát thải ngày càng nghiêm ngặt nhằm chống biến đổi khí hậu.
CO2 được cho là “thủ phạm” chính gây ra hiện tượng Trái Đất nóng lên, làm biến đổi khí hậu, và đây cũng là lý do mà các nhà khoa học lâu nay tìm cách phát triển các giải pháp thu hồi và tích trữ CO2. Đá basalt nổi lên là một ứng cử viên sáng giá. Đây là loại đá được hình thành do magma phun trào ra ngoài miệng núi lửa rồi nguội đi, có cấu tạo đặc, xốp và rất giàu canxi, sắt và magiê. Đá basalt là thành phần cấu tạo của phần lớn bề mặt đáy biển trên Trái Đất. |
![]() Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về phát triển kinh tế nói chung và phát triển đô thị nói riêng. Trước tình trạng này, Chính phủ đã phê duyệt các đề án quy hoạch đô thị nhằm giảm thiểu những tác động không mong muốn. |
![]() Dự án hồi sinh rừng có thể mang lại sự sống, nguồn nước và đa dạng sinh học cho khu rừng nhiệt đới ở Brazil. |
Tin bài liên quan

Trao giải cuộc thi vẽ tranh “Đan Mạch trong mắt em: Những ý tưởng xanh”

Canada hỗ trợ địa phương trong giáo dục STEM về biến đổi khí hậu

Trao giải cho những giải pháp đổi mới sáng tạo nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu
Các tin bài khác

Đẩy mạnh mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát tại Vĩnh Long, Trà Vinh

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp 2013

Việt Nam vừa thu 3,3 tỷ USD từ thủy sản

Lâm Đồng tổ chức “Ngày Văn hóa tại Hà Nội 2025” - Kết nối tiềm năng, thúc đẩy hợp tác
Đọc nhiều

Việt Nam - Azerbaijan: Hoài niệm đẹp cần được tiếp nối bằng thành tựu mới

Tin quốc tế ngày 8/5: Mỹ muốn hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày

Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại

Diễu hành “Đoàn quân bất tử” tại Hà Nội: Tri ân, kết nối, tiếp bước lịch sử
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Hải quân Vùng 5 khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người dân Phú Quốc

Tàu Hải quân Hàn Quốc thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng
Multimedia

Hơn 2.700 đại biểu dự Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam

[Infographics] Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn 25/4/2025: Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn

[Infographics] Phá lấu, thắng cố vào danh sách món hầm ngon nhất Đông Nam Á

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại từ 1/4/2025

[Infographic] 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng thế giới theo nhóm ngành năm 2025

[Infographics] Lừa đảo làm cộng tác viên chốt đơn hàng online

4 nội dung và 3 mục tiêu chính của Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030
[Video] Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay chúc mừng Đại lễ Phật đản Vesak 2025
![[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước](https://www.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/29/09/nguoi-truyen-cam-hung-ve-tinh-yeu-nuoc-20250429094951.jpg?rt=20250429094956?250429105554)
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước

Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
![[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời](https://www.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/032025/25/11/croped/video-60-phut-hanh-trinh-thay-doi-cuoc-doi-20250325112448.png?250325023758)
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời

MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
![[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai](https://www.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/anhvm/022025/11/15/FSave.com_Facebook_Media_004_662439456116001v_21.jpg?250228123313)
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
![[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)](https://www.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/022025/07/14/video-du-khach-quoc-te-trai-nghiem-le-phat-dau-nam-tai-chua-tam-bao-da-nang-20250207142038.jpg?rt=20250207142058?250228123446)
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)

Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực

Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
![[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025](https://www.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/012025/21/14/video-ban-hoa-ca-tinh-huu-nghi-chao-nam-moi-2025-20250121142351.jpg?rt=20250121142354?250121023412)
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
![[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện](https://www.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/012025/15/20/croped/video-30-nam-quan-he-viet-nam-hoa-ky-tu-chien-tranh-den-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-20250115205111.jpg?250116064808)
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
![[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão](https://www.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/122024/17/13/video-samaritans-purse-va-plan-international-viet-nam-ho-tro-nguoi-dan-viet-nam-phuc-hoi-sau-bao-20241217132215.jpg?rt=20241217132220?241217012643)
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
![[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới](https://www.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/122024/16/00/video-tai-thiet-thon-lang-nu-quan-doi-nhan-dan-dong-hanh-xay-dung-tuong-lai-moi-20241216002424.jpg?rt=20241216002428?241216073321)
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
![[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao](https://www.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/122024/17/10/video-to-chuc-cuu-tro-tre-em-va-hanh-trinh-10-nam-thay-doi-cuoc-song-tre-em-vung-cao-20241217105602.jpg?rt=20241217105608?241217105833)
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
![[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới](https://www.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/112024/13/22/video-kinh-nghiem-tham-quan-bao-tang-lich-su-quan-su-viet-nam-moi-20241113223209.jpg?rt=20241113223215?241114120724)
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới

Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?

Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng
