Trang chủ Truyền hình Thời Đại TV
10:49 | 31/10/2022 GMT+7

Chùa Hương Tích - Ngôi chùa giữa núi rừng Hà Tĩnh

aa
Nhắc đến chùa Hương, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến chùa Hương của miền Bắc. Tuy nhiên, ở mảnh đất Hà Tĩnh đầy nắng và gió cũng có một chùa Hương với cảnh sắc đẹp không kém.
Hương án chùa Keo được công nhận là bảo vật Quốc gia Hương án chùa Keo được công nhận là bảo vật Quốc gia
Ngày 5/10 (tức ngày 10/9 Âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) đã diễn ra lễ đón bằng công nhận bảo vật quốc gia "Hương án chùa Keo".
Lấp Lấp "khoảng trống" pháp lý để hỗ trợ trẻ theo mẹ di cư hồi hương chưa có khai sinh, quốc tịch
Thủ tướng cho rằng, các địa phương, các ngành cần "giải bài toán thực tế" để những trẻ em theo mẹ hồi hương vẫn được mưu cầu hạnh phúc như bao trẻ khác.

(Nguồn video: Youtube - S79 Media)

Chùa Hương Tích thuộc huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Nơi đây được mệnh danh là “Hoan châu đệ nhất danh lam” tức là thắng cảnh đẹp nhất miền Trung. Đồng thời, ngôi chùa nằm trên đỉnh núi Hương Tích - một trong những ngon núi đẹp nhất dãy Hồng Lĩnh.

Chùa Hương Tích là quần thể di tích văn hóa tôn giáo Việt Nam cổ truyền, bao gồm nhiều ngôi chùa thờ Phật, đền thờ Thần và một số ngôi đền mang đậm nét đặc trưng của tín ngưỡng nông nghiệp và tín ngưỡng thờ mẫu. Quần thể này được chia thành 3 phần chính: Thượng điện, đền Thiên Vương và am Thánh mẫu (nơi dân gian tương truyền rằng công chúa Diệu Thiện đã đắc đạo hóa Phật ở đó).

Chùa Hương Tích nhìn từ trên cao (Ảnh sưu tầm).
Chùa Hương Tích nhìn từ trên cao (Ảnh: Internet).

Phía sau chùa là những bóng cây cổ thụ tỏa bóng rêu phong, những tảng đá lớn vươn mình trong mây trời tạo nên một vẻ cổ kính rêu phong, mang vẻ cô tịch, trầm tư huyền ảo đến lạ kỳ cùng sự thiêng liêng của miền đất Thánh. Ngoài ra, xung quanh quần thể còn có sự xuất hiện của nhiều thắng cảnh như miếu Cô, am Phun Mây, động Tiên nữ, suối Tiên tắm, khe Quỷ khóc…

Từ phía sau Chùa đi lên khoảng 28 bậc đá là đến động Hương Tích còn gọi là Am Quan Âm, Am Phật Bà, đến nay còn giữ nguyên được kết cấu cũ. Phía trong động đá hang sâu có tượng Phật Bà Quan Thế Âm ngồi tọa trên ngự sen và một số tượng mẹ bế con cầm cành liễu… Nhân dân xem Am Phật Bà là nơi thiêng liêng và chính tại nơi này công chúa Diệu Thiện đã tu hành hóa Phật.

Tòa tháp Bảo trên đỉnh non Hồng (Ảnh sưu tầm).
Tòa tháp Bảo trên đỉnh non Hồng (Ảnh: Internet).

Một trong những nét đặc sắc nhất trong kiến trúc của quần thể di tích chùa Hương Tích chính là cung Tam Bảo, nơi ngụ tại của nhiều pho tượng Phật có niên đại hàng trăm, hàng nghìn năm, trong đó đặc biệt phải kể đến 54 pho tượng Phật cao ngang tầm ngực, đang trong tư thế ngồi im thanh tịnh, mây gió vờn quanh.

Trong Thiên Lộc Huyện Phong Thủy Cổ Chí của Lưu Công Đạo năm 1811 đã mô tả: "Trên đỉnh núi có bức thành đá, bên thành có 99 cái nền, cái nào cũng được ghép bằng đá mài đẽo trơn phẳng làm nền gọi là Trang Vương. Người ta lấy đá xây thành am. Trong am đặt tượng Quan âm và một số tượng bằng đá. Bên phải am có chùa Phật, bên trái am có đền thờ đại vương Núi Hồng. Trong đền có tâm bia vua ban chữ thếp vàng. Một con suối xanh theo bậc đá đi lên, mỗi bước là một phong cảnh khác nhau. Lên cao trông khắp bốn phương, đúng là nơi danh thắng đệ nhất ở miền Hoan Châu".

Trải qua bao tháng năm bão táp, kiến trúc chính của các chùa, am, đền của quần thể chùa Hương Tích nhìn chung vẫn được khởi tạo lại dáng nét cổ xưa, chỉ có Phật Phả và Bia ký đều không thể khôi phục nên các sử liệu về thời gian chính xác xây dựng chùa đều không có con số chính xác cụ thể mà chủ yếu là dựa vào phỏng đoán của các nhà sử học sau này.

Hình ảnh sông nước trong mùa lễ hội ở chùa Hương Tích.
Hình ảnh sông nước trong mùa lễ hội ở chùa Hương Tích.

Để phục vụ khách du lịch, kể từ năm 2012, tại đây đã xây dựng hệ thống cáp treo. Tuyến cáp treo bắt đầu từ Ga Miếu Cô và kết thúc tại Ga Hương Tích với thời gian di chuyển mất khoảng 4 phút giúp cho việc lễ chùa được thuận tiện hơn. Những năm trước, lễ hội chùa Hương được tổ chức vào ngày 18/2 âm lịch nhưng những năm gần đây đã chuyển sang ngày mùng 6/1 âm lịch, mở đầu cho năm du lịch của tỉnh Hà Tĩnh.

Năm 1990, chùa Hương đã được Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam công nhận là di tích văn hóa - thắng cảnh cấp quốc gia và là điểm đến du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn, hàng năm thu hút hơn 15 vạn lượt du khách thập phương đến chiêm bái và lễ Phật.

Chùa Tà Pạ - Ngôi chùa Khmer trên núi độc đáo ở An Giang Chùa Tà Pạ - Ngôi chùa Khmer trên núi độc đáo ở An Giang
Khám phá ngôi chùa không tường, không mái độc lạ ở Sài Gòn Khám phá ngôi chùa không tường, không mái độc lạ ở Sài Gòn
Hạnh Trần (t/h)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Hà Tĩnh - Khammouane hợp tác phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Hà Tĩnh - Khammouane hợp tác phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Chiều 26/6, tại Hà Tĩnh đã diễn ra hội nghị cấp cao năm 2024 giữa 2 tỉnh Hà Tĩnh và Khammouane, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Tại hội nghị, lãnh đạo hai tỉnh đã ký kết biên bản Hội nghị cấp cao hai tỉnh Hà Tĩnh - Khammouane với nhiều nội dung hợp tác về công tác xây dựng Đảng; phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninh trong thời gian tới.
Thúc đẩy giao lưu, kết nối giữa tỉnh Hà Tĩnh với các địa phương của Liên bang Nga

Thúc đẩy giao lưu, kết nối giữa tỉnh Hà Tĩnh với các địa phương của Liên bang Nga

Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội hữu nghị Việt Nam – Liên bang Nga tỉnh Hà Tĩnh (Hội) được đề ra tại Đại hội đại biểu lần thứ V, nhiệm kỳ 2023 – 2028 tổ chức ngày 22/12 tại Hà Tĩnh. Tham dự Đại hội có trên 100 đại biểu đại diện cho hơn 1000 hội viên của Hội.
Kiều bào đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh Hà Tĩnh

Kiều bào đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh Hà Tĩnh

Ông Thái Phúc Sơn, Giám đốc Sở Ngoại vụ Hà Tĩnh phát biểu như vậy tại Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 21 diễn ra vào ngày 18/12.

Các tin bài khác

[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)

[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)

Ngày 6/2 (tức ngày mùng 9 Tết âm lịch), chùa Tam Bảo Theravāda (thành phố Đà Nẵng) đón nhiều du khách quốc tế đến lễ Phật, cầu bình an.
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực

Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực

Dịp Tết Nguyên Đán thường là những ngày vất vả nhất trong năm đối với các y bác sĩ, đặc biệt ở chuyên ngành cấp cứu - hồi sức tích cực. Bệnh nhân nhập viện cấp cứu không chỉ cao hơn so với ngày thường mà mặt bệnh cũng đa dạng, phức tạp hơn. Lựa chọn gắn bó với nghề y, các bác sĩ không thể đón Tết trọn vẹn với gia đình. Nhưng gạt mọi nỗi niềm riêng, với họ, trực Tết vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ, cũng là niềm tự hào của mỗi nhân viên y tế ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"

Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"

Đại sứ nhóm G4 tại Việt Nam (gồm Canada, New Zealand, Na Uy và Thụy Sỹ) hát bằng tiếng Việt ca khúc "Năm qua đã làm gì" cùng dàn hợp xướng Gió Xanh trong MV ghi hình tại Hoàng thành Thăng Long để truyền tải thông điệp chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025.
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện

[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện

Ngày 15/1, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã giới thiệu một video clip, trong đó Đại sứ Marc Knapper và Tổng lãnh sự Suddan Burns nhấn mạnh quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Đọc nhiều

Việt Nam - Azerbaijan: Hoài niệm đẹp cần được tiếp nối bằng thành tựu mới

Việt Nam - Azerbaijan: Hoài niệm đẹp cần được tiếp nối bằng thành tựu mới

Nhân chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới 4 nước bạn bè truyền thống của Việt Nam, trong đó có Azerbaijan, phóng viên tạp chí Thời đại đã có cuộc trao đổi với TSKH. Nghiêm Vũ Khải, Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Việt Nam - Azerbaijan, Nguyên Trưởng ban liên lạc các cựu sinh viên Việt Nam tại Azerbaijan về những kỷ niệm sâu sắc, kỳ vọng vào tương lai và vai trò của đối ngoại nhân dân trong việc củng cố quan hệ hai nước.
Dấu ấn của Việt Nam tại các kỳ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc

Dấu ấn của Việt Nam tại các kỳ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc là sự kiện văn hóa – tâm linh vì hòa bình quan trọng của cộng đồng Phật giáo toàn cầu. Việt Nam đã 4 lần đăng cai Vesak, để lại dấu ấn sâu sắc cả về tổ chức và nội dung.
Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại

Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại

Chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Nga Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định, với ý chí, lòng quả cảm và tình yêu tổ quốc, nhân dân Xô viết đã giữ vững nền độc lập và chặn đứng quân phát xít xâm lược thế giới.
Khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025

Khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025

Ngày 6/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 khai mạc với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”. Đại lễ do Ủy ban tổ chức quốc tế Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc và Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng tổ chức.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động