Trang chủ Kinh tế
14:44 | 19/10/2021 GMT+7

Để kinh tế Việt Nam không lỡ nhịp đà phục hồi của kinh tế thế giới

aa
Nếu chúng ta sợ, không dám đi vay thì chúng ta sẽ bị bó trong vòng luẩn quẩn, nền kinh tế không thể bứt phá, nguy cơ lỡ nhịp đà phục hồi kinh tế thế giới. Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ, GS. TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, đại biểu Quốc hội khóa XV nhấn mạnh đến vấn đề tăng nợ công để có thêm nguồn lực phục hồi và phát triển kinh tế.
Để kinh tế Việt Nam không lỡ nhịp đà phục hồi của kinh tế thế giới
GS. TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, đại biểu Quốc hội khóa XV. Ảnh: VGP/Phương Liên

Theo ông, Chính phủ cần có các chính sách mạnh hơn nữa để tăng nguồn lực cho các doanh nghiệp thúc đẩy phục hồi kinh tế?

GS. TS Hoàng Văn Cường: Qua 2 năm chống dịch, sức chống chịu của nền kinh tế đã bị suy giảm nhiều. Lúc này cần phải tăng thêm nguồn lực thì nền kinh tế mới có thể phục hồi. Chính phủ đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như giãn, hoãn thuế, hoãn đóng bảo hiểm xã hội, giãn nợ… Tuy nhiên, những biện pháp hỗ trợ như trên mới chỉ giúp doanh nghiệp đỡ gánh nặng chứ chưa làm tăng thêm tiềm lực cho doanh nghiệp. Để các doanh nghiệp có thêm nguồn lực để phục hồi và phát triển, Chính phủ cần thực hiện hỗ trợ theo hai hướng.

Thứ nhất, tăng nguồn vốn tín dụng thông qua hỗ trợ lãi suất để doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn giá rẻ. Nền kinh tế phục hồi phải dựa vào sự hồi phục của doanh nghiệp. Muốn hồi phục được, các doanh nghiệp phải có thêm nguồn lực từ bên ngoài, phải huy động vốn vay để đầu tư sản xuất, kinh doanh. Nếu có thêm nguồn lực, không chỉ giúp các doanh nghiệp phục hồi các hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn có thể tranh thủ cơ hội đứt gãy chuỗi cung ứng do đại dịch để tìm được chỗ đứng trong chuỗi giá trị và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Việc đầu tư vốn cho phục hồi hoạt động kinh doanh sau đại dịch của doanh nghiệp còn chứa đựng nhiều rủi ro và chưa thể có được mức lợi nhuận như khi không có dịch. Do vậy, cần có nguồn vốn rẻ vay với lãi suất thấp để doanh nghiệp yên tâm mạnh dạn đầu tư và ngân hàng cũng sẵn sàng cho vay nhưng vẫn bảo đảm các nguyên tắc kinh doanh vốn.

Để có được nguồn vốn đó, Chính phủ phải có chính sách hỗ trợ bù phần lãi suất chênh lệch giữa mức lãi bảo đảm kinh doanh của ngân hàng với mức lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp. Mức lãi suất ưu đãi hợp lý không nên vượt quá mức lạm phát. Mục tiêu chúng ta đặt ra giữ chỉ số lạm phát dưới 4% thì lãi suất vay cũng không nên vượt quá con số này. Trong một số trường hợp cần đặc biệt ưu đãi như cho vay trả lương trong bối cảnh doanh nghiệp chưa thể quay trở lại hoạt động thì mức lãi suất ưu đãi cần ở mức thấp hơn. Phần chênh lệch lãi suất do Chính phủ cấp bù đương nhiên phải lấy từ ngân sách. Như vậy, cần có thêm nguồn cho cân đối ngân sách để thực hiện việc cấp bù này.

Thứ hai, tăng đầu tư ngân sách cho các hoạt động của doanh nghiệp thông qua đầu tư công và đặt hàng để kích cầu nền kinh tế.

Trải qua 2 năm chống chọi với đại dịch, “cầu” của nền kinh tế sụt giảm rất mạnh. Lúc này, để khuyến khích các doanh nghiệp phục hồi sản xuất được thì phải tăng “cầu”. Chúng ta mới dùng ngân sách để hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn, các đối tượng cần được trợ cấp bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh, trong khi nhiều nước có tiềm lực dự trữ cao đã phát tiền cho toàn dân, đủ để kích thích tiêu dùng, sản xuất trong nước.

“Cầu” thứ hai là từ phía Chính phủ, phải bỏ tiền ra để tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, phải đặt hàng doanh nghiệp. Việc này thường được thực hiện bằng con đường đầu tư công. Trong giai đoạn hiện nay, các dự án đầu tư công không thể dừng lại, phải thúc đẩy để phục vụ cho chiến lược phát triển. Đầu tư công sẽ lan tỏa ra các doanh nghiệp, tạo ra các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Theo ông, lĩnh vực nào Chính phủ cần đặt hàng cho doanh nghiệp?

GS. TS Hoàng Văn Cường: Chính phủ nên đặt hàng các lĩnh vực cần ưu tiên đầu tư phát triển, cần tạo ra những cơ hội cho doanh nghiệp phát triển. Ví dụ, ngành công nghiệp đường sắt rất cần cho Việt Nam, các thành phố lớn phải có được mạng lưới đường sắt đô thị. Trên thực tế, chúng ta đang phải đi vay nước ngoài, bỏ tiền ra cho các nhà đầu tư nước ngoài triển khai các dự án đường sắt và đều đang có vấn đề. Chẳng lẽ chúng ta sẽ mãi mãi phụ thuộc vào các nhà đầu tư nước ngoài đó, phải đi mua từng cái bulon đường ray đến từng thiết bị của con tàu… Chúng ta phải có ngành công nghiệp đường sắt của riêng mình.

Đây là cơ hội Chính phủ phải dùng nguồn lực của mình để đặt hàng cho các tập đoàn, doanh nghiệp trong nước, có thể liên kết, mua lại công nghệ để kết hợp với các thành tựu hiện nay trong chuyển đổi số để thực hiện ngành công nghiệp đường sắt với công nghệ hiện đại hơn những gì chúng ta đang thuê các nhà thầu nước ngoài xây dựng. Nếu Chính phủ có chính sách cam kết dành thị phần đủ lớn và có chính sách hỗ trợ ban đầu, tôi tin tưởng việc này các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn làm được, chúng ta đủ khả năng để tạo ra một chuỗi cung ứng thực hiện ngành công nghiệp đường sắt.

Bên cạnh đó, đất nước ta còn đang có nhiều thế mạnh chưa được khai thác phát huy hết tiềm năng như ngành công nghiệp hậu cần cho phát triển kinh tế biển, vận tải biển. Việt Nam có hơn 3000 km bờ biển, chúng ta có Vịnh Vân Phong nằm ở vị trí đắc địa, kết nối cả khu vực Đông Bắc Á, cả khu vực Tây Thái Bình Dương. Nếu phát triển khu vực này trở thành trung tâm logistics vận tải biển thì Vân Phong không thua kém gì cảng của Singapore và hấp dẫn hơn nhiều lần cảng Hongkong (Trung Quốc) và các cảng khu vực Bắc Thái Bình Dương. Chính vì vậy, Chính phủ nên bỏ tiền ra để đặt hàng, tạo lập được những cơ sở để biến khu vực đó trở thành khu vực đầu tư, trở thành trung tâm dịch vụ công nghiệp tàu biển, phục vụ phát triển kinh tế biển, phát triển các dịch hậu cần vận tải biển đầy tiềm năng. Chính phủ nên đặt hàng cho các tập đoàn kinh tế mạnh trong nước đảm nhận các hạng mục hạ tầng trọng yếu và kêu gọi, bắt tay với các nhà đầu tư các cảng lớn phía bên kia Thái Bình Dương để biến Vân Phong thành trạm trung chuyển vận tải biển quốc tế hấp dẫn kết nối hàng hải Thái Bình Dương.

Chúng ta đã xác định phải đẩy mạnh chuyển đổi số để bứt phá vươn lên nhờ cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Muốn vươn lên đi đầu và tự chủ, chúng ta không thể lệ thuộc hoàn toàn vào bên ngoài, để nước ngoài kiểm soát cả phần cứng đến phần mềm mà phải có công nghệ của riêng mình để kiểm soát và làm chủ quá trình chuyển đổi số và ứng dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Nếu được đầu tư thông qua đặt hàng, các kỹ sư tin học của Việt Nam thừa sức phát triển được các phần mềm và các công nghệ tin học để làm chủ và có chỗ đứng trong cuộc cách mạng này.

Trong bối cảnh đang thực hiện chính sách miễn, giãn, hoãn các khoản thuế thì nguồn lực từ đâu để đầu tư?

GS. TS Hoàng Văn Cường: Nguồn thu ngân sách sẽ tiếp tục sụt giảm do chính sách miễn, giảm, giãn hoãn các khoản thu và doanh nghiệp đang khó khăn cho nên nguồn thu sẽ giảm trong khi nhu cầu chi cho phòng chống dịch tăng. Chính vì vậy, để có tiền đầu tư, chúng ta buộc lòng phải đi vay, để đầu tư, phát triển, để bứt phá. “Cái khó sẽ bó cái khôn”, nếu chúng ta sợ, không dám đi vay thì sẽ giam chúng ta trong vòng luẩn quẩn, nền kinh tế không thể bứt phá mà sẽ lỡ nhịp đà phục hồi kinh tế thế giới. Do vậy, để có nguồn đầu tư, giải pháp đi vay là con đường tất yếu. Đừng nghĩ cứ đi vay làm nợ công tăng lên là rủi ro, là xấu… Nếu chúng ta đi vay mà không quản lý tốt, không tạo ra tiềm lực cho đất nước thì đó là điều đáng lo ngại. Nhưng điều đáng lo hơn là không dám vay, không có nguồn lực để phục hồi, nền kinh tế tiếp tục đi xuống hoặc chững lại trong khi đà phục hồi kinh tế thế giới đang mở ra nhiều cơ hội mà chúng ta không chớp lấy.

Chúng ta vẫn còn dư địa rất lớn để đi vay mà không e ngại chạm trần nợ công. Trần nợ công Chính phủ trình Quốc hội thông qua cho phép tới 60% GDP. Tỉ lệ nợ công năm 2020 đang ở mức khoảng 44% GDP. Như vậy, chúng ta còn có thể đi vay thêm khoảng 16% GDP mới chạm trần nợ công, đây là dư địa rất tốt, chúng ta phải dùng trong bối cảnh nền kinh tế cần đến, để chúng ta vượt qua khó khăn.

Hiện nay, nếu chúng ta chỉ sử dụng chính sách tiền tệ đơn thuần, ngân hàng buộc lòng phải “bơm” thêm tiền vào nền kinh tế.

Nếu chúng ta để ngân hàng “bơm” tiền vào nền kinh tế thì chúng ta phải kiểm soát tốt dòng tiền chảy vào các khu vực sản xuất, những nơi, lĩnh vực cần hỗ trợ. Bên cạnh đó, chúng ta lấy tiền đâu để “hút” tiền ra. Nếu lãi suất ngân hàng thấp thì người dân sẽ không gửi tiền vào, cuối cùng tiền của dân sẽ chảy vào bất động sản và chứng khoán. Kinh tế không tăng trưởng tại sao bất động sản lại tăng giá, chỉ số chứng khoán lại tăng?

Vậy thì, Chính phủ tăng nợ công thông qua phát hành trái phiếu cũng là giải pháp để hút dòng tiền nhàn rỗi trong dân do lãi suất tiết kiệm thấp, người dân không muốn gửi ngân hàng mà chuyển sang đầu tư vào tài sản. Nếu như trong bối cảnh bình thường, Chính phủ phát hành các trái phiếu có thể sẽ cạnh tranh với ngân hàng trong việc huy động vốn, có thể làm cho lãi suất tăng, doanh nghiệp khó tiếp cận. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, “sức khỏe của doanh nghiệp đang sa sút” thì phát hành trái phiếu Chính phủ không chỉ tăng tiềm lực đầu tư mà còn có tác dụng hút dòng tiền nhàn rỗi, góp phần kiểm soát lạm phát.

Tăng cường giao lưu nhân dân, văn hóa, kinh tế giữa Việt Nam - Thuỵ Sỹ Tăng cường giao lưu nhân dân, văn hóa, kinh tế giữa Việt Nam - Thuỵ Sỹ
Ngày Văn hóa Việt Nam - Thụy Sỹ do Phái đoàn Việt Nam bên cạnh các tổ chức quốc tế tại Geneva chủ trì tổ chức, trên cơ sở phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Bern và các đối tác nhằm kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thụy Sỹ (1971-2021) đã góp phần tăng cường giao lưu nhân dân, văn hóa, kinh tế giữa hai nước.
TPHCM chuẩn bị sẵn sàng bước vào giai đoạn bình thường mới TPHCM chuẩn bị sẵn sàng bước vào giai đoạn bình thường mới
Sáng 18/10, HĐND TPHCM khóa X khai mạc kỳ họp thứ 3 dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ.
Australia mong muốn đưa quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam lên tầm cao mới Australia mong muốn đưa quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam lên tầm cao mới
Tiếp theo cuộc điện đàm giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Australia Scott Morrison vào tháng 5, chiều ngày 15/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Đại sứ Australia Robyn Mudie.
Theo Báo Chính phủ/VGP
Nguồn:

Tin bài liên quan

Việt Nam vừa thu 3,3 tỷ USD từ thủy sản

Việt Nam vừa thu 3,3 tỷ USD từ thủy sản

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản ( VASEP ), xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong 4 tháng đầu năm ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ, đạt kim ngạch 3,3 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2024. Riêng tháng 4, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 850 triệu USD, tăng 10%.
Hơn 13,8 tỷ USD vốn FDI "đổ" vào Việt Nam trong 4 tháng, tăng gần 40%

Hơn 13,8 tỷ USD vốn FDI "đổ" vào Việt Nam trong 4 tháng, tăng gần 40%

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Tài chính), tính đến ngày 30/4, tổng vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 13,82 tỷ USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm trước.
Tháng 4/2025: Tổng vốn FDI đăng ký đạt gần 13,8 tỷ USD, tăng 39,7%

Tháng 4/2025: Tổng vốn FDI đăng ký đạt gần 13,8 tỷ USD, tăng 39,7%

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn Phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2025 có nhiều kết quả tích cực, đồng thời nêu rõ những thách thức và giải pháp trọng tâm của Chính phủ thời gian tới.

Các tin bài khác

Những lầm tưởng “chết người” khi tự chữa bệnh miễn dịch, dị ứng tại nhà

Những lầm tưởng “chết người” khi tự chữa bệnh miễn dịch, dị ứng tại nhà

Ngứa da, nổi mề đay, khó thở, viêm mũi kéo dài… thường bị nhiều người xem là do dị ứng thời tiết hoặc da nhạy cảm và tự điều trị bằng thuốc tự mua hoặc mẹo dân gian. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, những triệu chứng này là lời cảnh báo của cơ thể về rối loạn miễn dịch phức tạp hoặc bệnh lý nguy hiểm cần được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
CPI 4 tháng đầu năm 2025 tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước

CPI 4 tháng đầu năm 2025 tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2025 tăng 0,07% so với tháng trước, tăng 1,37% so với tháng 12/2024 và tăng 3,12% so với cùng kỳ năm trước.
Giá vàng SJC tăng mạnh theo đà thế giới

Giá vàng SJC tăng mạnh theo đà thế giới

Giá vàng SJC được điều chỉnh tăng tới hơn 3 triệu đồng/lượng trong bối cảnh trên thị trường thế giới, giá kim loại quý phục hồi khi đồng USD yếu đi.
Nghị quyết 68: "Cải cách đột phá tạo nền tảng phát triển mới cho kinh tế tư nhân"

Nghị quyết 68: "Cải cách đột phá tạo nền tảng phát triển mới cho kinh tế tư nhân"

Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, những cải cách đột phá trong Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân sẽ tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong nhận thức và hành động, tạo ra nền tảng phát triển mới cho khu vực kinh tế tư nhân.

Đọc nhiều

Việt Nam - Azerbaijan: Hoài niệm đẹp cần được tiếp nối bằng thành tựu mới

Việt Nam - Azerbaijan: Hoài niệm đẹp cần được tiếp nối bằng thành tựu mới

Nhân chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới 4 nước bạn bè truyền thống của Việt Nam, trong đó có Azerbaijan, phóng viên tạp chí Thời đại đã có cuộc trao đổi với TSKH. Nghiêm Vũ Khải, Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Việt Nam - Azerbaijan, Nguyên Trưởng ban liên lạc các cựu sinh viên Việt Nam tại Azerbaijan về những kỷ niệm sâu sắc, kỳ vọng vào tương lai và vai trò của đối ngoại nhân dân trong việc củng cố quan hệ hai nước.
Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại

Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại

Chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Nga Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định, với ý chí, lòng quả cảm và tình yêu tổ quốc, nhân dân Xô viết đã giữ vững nền độc lập và chặn đứng quân phát xít xâm lược thế giới.
Diễu hành “Đoàn quân bất tử” tại Hà Nội: Tri ân, kết nối, tiếp bước lịch sử

Diễu hành “Đoàn quân bất tử” tại Hà Nội: Tri ân, kết nối, tiếp bước lịch sử

Ngày 6/5 tại Hà Nội, Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tổ chức lễ kỷ niệm nhân dịp 80 năm Ngày Chiến thắng trong Cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 - 9/5/202) và 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2025).
Khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025

Khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025

Ngày 6/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 khai mạc với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”. Đại lễ do Ủy ban tổ chức quốc tế Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc và Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng tổ chức.
Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Giữa núi rừng Mường Nhé, Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ đang âm thầm viết nên câu chuyện đổi mới giáo dục. Chương trình GDPT 2018 không chỉ được triển khai bài bản mà còn lan tỏa bằng sự kiên trì của thầy cô, khát vọng học tập của học trò và niềm tin vào con chữ nơi rẻo cao.
Hải quân Vùng 5 khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người dân Phú Quốc

Hải quân Vùng 5 khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người dân Phú Quốc

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955 - 7/5/2025), từ ngày 5 đến 7/5, Đội điều trị 78 (Phòng Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân) tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho nhân dân trên địa bàn TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).
Tàu Hải quân Hàn Quốc thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng

Tàu Hải quân Hàn Quốc thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng

Ngày 4/5, tàu khu trục Kang Gam Chan của Hải quân Hàn Quốc, do Đại tá Kwon Yong Gu chỉ huy cùng 296 thủy thủ đoàn đã cập cảng Tiên Sa, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị kéo dài từ ngày 4-6/5 tại thành phố Đà Nẵng.
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, khu vực Bắc Bộ được dự báo chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều và tối 2/5, khu vực Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, Tây Nguyên có mưa dông cục bộ, có nơi mưa to. Chiều và tối 3/5, hai khu vực này có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 2/5 không khí lạnh cuối mùa có cường độ suy yếu và lệch đông nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ giảm mưa, trưa chiều trời nắng; nền nhiệt cao nhất tăng nhẹ 2-3 độ, đến mức 31 độ.
Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (1/5, ngày thứ hai của kỳ nghỉ lễ dịp 30/4-1/5), do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường bổ sung nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có giông.
Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều 30/4 đến ngày 1/5, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 15-40mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 29/4 miền Bắc chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp, gây mưa dông diện rộng, trong khi miền Nam duy trì nắng nóng gay gắt kéo dài trước kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Phiên bản di động