Trang chủ Văn hóa - Du lịch Điểm đến
09:03 | 17/09/2022 GMT+7

Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh - Điểm nhấn văn hóa hấp dẫn

aa
Ngày 27/9/2012, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận Di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật Lam Kinh là Di tích Quốc gia đặc biệt.
Chủ tịch nước dâng hương tại Khu di tích quốc gia Tân Trào Chủ tịch nước dâng hương tại Khu di tích quốc gia Tân Trào
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa - Ẩm thực năm 2022 Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa - Ẩm thực năm 2022

10 năm qua, công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di tích đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, trở thành "điểm nhấn" văn hóa, lịch sử, "điểm đến" hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

Xứng tầm Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt

Chú thích ảnh
Nghi môn, Ngọ môn (cửa phía Nam) của điện Lam Kinh tại (xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Lam Kinh là nơi an táng, thờ cúng, tri ân các vị Vua và Hoàng hậu triều Lê. Theo các nhà sử học, vương triều Lê có hai thái miếu ở Thăng Long (Hà Nội) và ở Lam Kinh (Thọ Xuân - Thanh Hóa), thái miếu ở Lam Kinh là thái miếu gốc. Vì thế hàng năm, các vua Lê trị vì tại Thăng Long đều hành hương về Lam Kinh để tế lễ và bái yết tổ tiên. Ðây còn là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, mang dấu ấn văn hóa cung đình cùng toàn bộ các bia ký, lăng mộ, minh chứng bước phát triển rực rỡ của nền kiến trúc nước nhà.

Năm 1962, di tích lịch sử Lam Kinh được xếp hạng cấp quốc gia. Đến năm 1994, Chính phủ phê duyệt dự án trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích lịch sử Lam Kinh với các hạng mục như: các lăng mộ, nhà bia, chính điện, các tòa Thái miếu, Nghi môn, sân Rồng, thềm Rồng, cầu Bạch, đền thờ, giếng cổ, sông ngọc... với tổng giá trị dự án hơn 200 tỷ đồng. Từ đó đến nay, gần 30 hạng mục công trình trong khu di tích đã được bảo tồn, tôn tạo, phục hồi, tránh được sự hoang phế, từng bước khôi phục lại diện mạo Lam Kinh xưa.

Đó là khu La Thành (hay Thành Ngoại); là hệ thủy của di tích Lam Kinh vừa là cảnh quan, vừa tạo phong thủy cho toàn bộ di tích, gồm: sông Ngọc, hồ Tây; Giếng cổ; Nghi môn, Ngọ môn (cửa phía Nam) của điện Lam Kinh nơi đón tiếp nghi thức trước khi vào điện chầu trước khi phục hồi còn toàn bộ nền móng, tảng cột cái thời Lê Trung Hưng; sân Rồng, sân Chầu; Chính điện Lam Kinh; 5/9 tòa Thái miếu; 6 khu lăng mộ ở Lam Kinh là nơi an táng 5 vị vua và một Hoàng Thái hậu. Đặc biệt nơi đây hiện đang lưu giữ 5 tấm bia cổ, là những tư liệu quý giá để nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật điêu khắc. Cả 5 tấm bia đã được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận là Bảo vật quốc gia, bao gồm bia Vĩnh Lăng (vua Lê Thái Tổ), bia Chiêu Lăng (vua Lê Thánh Tông), bia Dụ Lăng (vua Lê Hiến Tông), bia Kính Lăng (vua Lê Túc Tông), bia Khôn Nguyên Chí Đức (Hoàng Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao).

Khu Di tích Lam Kinh có nhiều công trình mang giá trị cao về kiến trúc, trong đó tiêu biểu là tòa Chính điện. Tòa Chính điện Lam Kinh được ví như “linh hồn” của Khu Di tích bởi sự bề thế, trang nghiêm và vai trò quan trọng của nó trong quần thể khu miếu điện, lăng tẩm Lam Kinh.

Chính điện được làm lễ phạt mộc năm 2010 và chính thức hoàn thành vào ngày khai hội Lam Kinh năm 2017. Tòa điện này được dựng trên nền móng cũ có diện tích 1.780m2 với mức đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Chính điện mang đậm lối phong cách kiến trúc thời Lê và là công trình điêu khắc gỗ tỉ mỉ, công phu. Cùng với ngoại thất là khối kiến trúc hình chữ Công (I), gồm 3 điện nối tiếp nhau là Quang Đức (tiền điện), Sùng Hiếu (trung điện) và Diên Khánh (hậu điện). Nội thất của Chính điện càng nổi bật ở sự tinh tế, nguy nga và tôn nghiêm. Sử dụng tới hơn 2.000m3 gỗ lim và hàng chục thợ lành nghề, hệ thống hoa văn kiến trúc cột, mái, bình phong, vật dụng bên trong Chính điện không chỉ cho thấy sự kỳ công, khéo léo của người thợ, mà còn là sự phản ánh đầy đủ và chân thực vẻ đẹp kiến trúc cung đình thời Lê.

Không chỉ đẹp trong từng công trình được xây dựng, nét văn hóa của Khu Di tích Lam Kinh còn được thể hiện trong sự hài hòa với cảnh quan môi trường xung quanh. Với tổng diện tích 141 ha, trong không gian rừng núi, Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh với các điện miếu và lăng mộ được bố trí theo quan điểm Nho giáo, thuật phong thủy, có sự hài hòa giữa đồi núi, khe suối, cây xanh, tạo nên một môi trường đẹp, cân bằng giữa cảnh quan thiên nhiên và kiến trúc.

Ông Vũ Đình Sỹ, Trưởng Ban Quản lý Khu Di tích cho biết, Lam Kinh được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt thể hiện sự tri ân của các thế hệ hôm nay trước những cống hiến, hy sinh to lớn của các bậc tiền nhân trong sự nghiệp chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập chủ quyền và xây dựng đất nước; đồng thời thể hiện sinh động các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc nói chung, Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Lam Kinh nói riêng. Suốt 10 năm qua, việc Lam Kinh được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt đã tạo động lực lớn để Ban Quản lý nỗ lực trong gìn giữ và phát huy giá trị di tích. Bởi Di tích Lam Kinh là niềm vinh dự, tự hào của Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa và cả nước nói chung, đồng thời đặt ra trọng trách to lớn trong công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị Di tích lịch sử Quốc gia”.

Hướng tới Ngày hội lớn

Chú thích ảnh
Một góc Khu di tích lịch sử Lam Kinh tại xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Mang một ý nghĩa hết sức đặc biệt với người dân xứ Thanh, Lễ hội Lam Kinh 2022 gắn liền với 4 sự kiện quan trọng gồm: Lễ kỷ niệm 10 năm Di tích lịch sử Lam Kinh được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt, 604 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 594 năm Vua Lê Thái Tổ đăng quang, 589 năm Ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi. Lễ hội năm nay sẽ được tổ chức trong ba ngày từ 16-18/9 (tức ngày 21, 22, 23 tháng Tám Âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử Lam Kinh (xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân) với tinh thần trang trọng, hiệu quả, tiết kiệm, phát huy giá trị các di tích gắn với quảng bá du lịch.

Trong khuôn khổ Lễ hội Lam Kinh năm 2022, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch được tổ chức, như: trò chơi, trò diễn, múa bản hội dân gian; biểu diễn xiếc, nghệ thuật truyền thống dân tộc; thuyết minh giới thiệu về công trình Chính điện Lam Kinh...; phim tài liệu 10 năm Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh; tổ chức dịch vụ lữ hành, quảng bá du lịch Thanh Hoá gắn với Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Khu Di sản Văn hóa thế giới Thành nhà Hồ, Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Bà Triệu, Khu Du lịch biển Sầm Sơn, suối cá thần Cẩm Lương. Lễ hội Lam Kinh 2022 sẽ góp phần tuyên truyền, tôn vinh, tri ân Anh hùng dân tộc Lê Lợi, các Vua Lê, các tướng sỹ, nhân dân có công lao đóng góp trong lịch sử dựng nước và giữ nước; khơi dậy nét đẹp truyền thống văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây cũng là hoạt động đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá nét đẹp của vùng đất, giá trị và hình ảnh Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh tới bạn bè, du khách trong và ngoài nước; nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa trong thời kỳ hội nhập; thúc đẩy sự liên kết, hợp tác trong quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử Lam Kinh, phát triển kinh tế - văn hóa xã hội trên địa bàn tỉnh.

Tại sân điện Lam Kinh, nơi sẽ diễn ra các hoạt động chính của Lễ hội vào sáng 17/9, (tức ngày 22 tháng Tám Âm lịch), các đơn vị thi công đang trang trí pa-nô, khẩu hiệu tuyên truyền... Công tác tổng duyệt các chương trình nghệ thuật, phần hành lễ đang được tỉnh Thanh Hóa hoàn tất những giai đoạn cuối cùng. Ban Quản lý Di tích đã quan tâm vệ sinh môi trường, tu bổ, cải tạo cảnh quan... tạo ấn tượng tốt đẹp cho du khách khi về với Lam Kinh. Một không gian mang âm hưởng tâm linh đã và đang hiển hiện rõ nét ở Lam Kinh là nơi để cháu con hướng về với tấm lòng thành kính.

Ông Đỗ Quang Trọng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa khẳng định, trong Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Khu Du lịch Lam Kinh được đặt trong tuyến du lịch trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa gồm: thành phố Thanh Hóa - thành phố Sầm Sơn - Di sản Văn hóa thể giới Thành Nhà Hồ - Lam Kinh - suối cá Cẩm Lương. Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa sẽ tiếp tục gìn giữ, phát huy giá trị của Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh thời gian tới để Khu Di tích thực sự trở thành “điểm đến” quan trọng trên bản đồ du lịch của Thanh Hóa và cả nước.

Gần 6 thế kỷ trôi qua, với nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước, Lam Kinh, biểu tượng của lòng tự hào dân tộc về một giai đoạn lịch sử oai hùng chống quân xâm lược và công cuộc xây dựng quốc gia Đại Việt vẫn còn giữ nguyên giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật cần được bảo tồn, tôn vinh, gìn giữ. Phát huy những giá trị lịch sử hào hùng đó, Thanh Hóa tập trung sức người, sức của hướng tới một Lễ hội Lam Kinh thành công, để Lễ hội Lam Kinh không chỉ là lễ hội của riêng Thanh Hóa, còn trở thành lễ hội mang tầm quốc gia.

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản Nhiều hoạt động hấp dẫn tại giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản
Từ ngày 26 đến ngày 28/8 tại thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam) diễn ra Lễ hội “Giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản” lần thứ 18 năm 2022 với nhiều hoạt động hấp dẫn, đậm nét văn hóa Hội An và Nhật Bản.
Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt
Sáng 29/8, tại Sơn La, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (05/9/1962-05/9/2022), 45 năm ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào (18/7/1977-18/7/2022) và đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào.
Theo TTXVN
Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Hơn 200 tài liệu quý được trưng bày tại triển lãm “Non sông liền một dải”

Hơn 200 tài liệu quý được trưng bày tại triển lãm “Non sông liền một dải”

Ngày 25/4, Trung tâm Lưu trữ quốc gia II khai mạc triển lãm chuyên đề “Non sông liền một dải” tại số 2 Ter Lê Duẩn (quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Triển lãm trưng bày hơn 200 tài liệu với gần 450 trang văn bản, hình ảnh, bản đồ quý hiếm, được lưu trữ và sưu tầm trong suốt gần nửa thế kỷ qua từ nhiều nguồn trong và ngoài nước.
Golden Boutique Hotel – Chạm vào vẻ đẹp thuần khiết của đại ngàn Măng Đen

Golden Boutique Hotel – Chạm vào vẻ đẹp thuần khiết của đại ngàn Măng Đen

Ẩn mình giữa những rừng thông bạt ngàn và không khí trong lành của Tây Nguyên, Golden Boutique Hotel là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn hòa mình vào thiên nhiên mà vẫn tận hưởng sự sang trọng đẳng cấp. Đây không chỉ là nơi lưu trú, khách sạn còn mang đến một hành trình khám phá đầy cảm hứng – từ những món ăn địa phương được chế biến tinh tế đến những trải nghiệm văn hóa độc đáo tại chợ đêm và mùa lễ hội của người đồng bào. Hãy để mỗi khoảnh khắc tại Măng Đen trở thành một kỷ niệm đáng nhớ!
“Gặp gỡ mùa Xuân”: Kết nối nghệ thuật dân gian Việt - Nhật

“Gặp gỡ mùa Xuân”: Kết nối nghệ thuật dân gian Việt - Nhật

Ngày 18/4 tại Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội (trực thuộc Bảo tàng Hà Nội) phối hợp cùng các đối tác Việt Nam-Nhật Bản tổ chức workshop “Gặp gỡ mùa Xuân” với nhiều hoạt động trải nghiệm hoạt động sáng tạo nghệ thuật truyền thống.
Khách quốc tế đến Việt Nam cao kỷ lục: Hơn 6 triệu lượt trong quý I/2025

Khách quốc tế đến Việt Nam cao kỷ lục: Hơn 6 triệu lượt trong quý I/2025

Theo số liệu công bố ngày 6/4 của Cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong quý I/2025 đạt hơn 6 triệu lượt người, mức cao nhất từ trước đến nay. Riêng tháng 3, có trên 2 triệu lượt khách quốc tế.

Đọc nhiều

Việt Nam - Azerbaijan: Hoài niệm đẹp cần được tiếp nối bằng thành tựu mới

Việt Nam - Azerbaijan: Hoài niệm đẹp cần được tiếp nối bằng thành tựu mới

Nhân chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới 4 nước bạn bè truyền thống của Việt Nam, trong đó có Azerbaijan, phóng viên tạp chí Thời đại đã có cuộc trao đổi với TSKH. Nghiêm Vũ Khải, Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Việt Nam - Azerbaijan, Nguyên Trưởng ban liên lạc các cựu sinh viên Việt Nam tại Azerbaijan về những kỷ niệm sâu sắc, kỳ vọng vào tương lai và vai trò của đối ngoại nhân dân trong việc củng cố quan hệ hai nước.
Dấu ấn của Việt Nam tại các kỳ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc

Dấu ấn của Việt Nam tại các kỳ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc là sự kiện văn hóa – tâm linh vì hòa bình quan trọng của cộng đồng Phật giáo toàn cầu. Việt Nam đã 4 lần đăng cai Vesak, để lại dấu ấn sâu sắc cả về tổ chức và nội dung.
Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại

Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại

Chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Nga Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định, với ý chí, lòng quả cảm và tình yêu tổ quốc, nhân dân Xô viết đã giữ vững nền độc lập và chặn đứng quân phát xít xâm lược thế giới.
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan

Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ vui mừng khi lần đầu tiên đến thăm Kazakhstan trên cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Kazakhstan.
Hải quân Vùng 5 khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người dân Phú Quốc

Hải quân Vùng 5 khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người dân Phú Quốc

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955 - 7/5/2025), từ ngày 5 đến 7/5, Đội điều trị 78 (Phòng Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân) tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho nhân dân trên địa bàn TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).
Tàu Hải quân Hàn Quốc thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng

Tàu Hải quân Hàn Quốc thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng

Ngày 4/5, tàu khu trục Kang Gam Chan của Hải quân Hàn Quốc, do Đại tá Kwon Yong Gu chỉ huy cùng 296 thủy thủ đoàn đã cập cảng Tiên Sa, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị kéo dài từ ngày 4-6/5 tại thành phố Đà Nẵng.
Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa

Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa

Việt Nam đã giao thiệp và trao công hàm phản đối các quốc gia liên quan về các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với đá Hoài Ân và các thực thể liên quan khác của Trường Sa.
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động