Trang chủ Chính trị - Xã hội Chuyện tuần này
07:58 | 13/09/2018 GMT+7

Họp về Luật Giáo dục sửa đổi, nóng vấn đề thực nghiệm

aa
TĐO-Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 27, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Luật Giáo dục sửa đổi.

Trình bày Báo cáo tóm tắt về dự án Luật Giáo dục sửa đổi, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết: Dự luật được thực hiện trên cơ sở tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội góp ý vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5; đồng thời, tiếp tục rà soát, nghiên cứu, lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động của Luật và điều chỉnh đối một số nội dung khác.

Dự án Luật Giáo dục sửa đổi cụ thể hóa các quy định mới của Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tính thống nhất đồng bộ của Luật Giáo dục với các văn bản pháp luật khác; đảm bảo tính toàn diện, khả thi, phù hợp với điều kiện thực tiễn, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực thi Luật; đảm bảo tính kế thừa và phát triển các quy định của pháp luật hiện hành về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng Luật Giáo dục sửa đổi.

hop ve luat giao duc sua doi nong van de thuc nghiem

Chính phủ chưa có chủ trương cải cách tiếng Việt trong một số năm tới.

Về cấu trúc của dự thảo Luật, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nêu rõ, cấu trúc dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) về cơ bản kế thừa cấu trúc còn phù hợp của Luật Giáo dục hiện hành, sắp xếp các chương, mục, điều phù hợp hơn với tính chất và nội dung của dự thảo Luật. Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi có 10 Chương, 119 điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 70 điều, tăng 34 điều so với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng cho biết thêm, Dự luật lần này có bổ sung thêm hai chính sách mới và hoàn thiện, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội về một số nội dung như giáo dục mầm non; về hệ thống giáo dục quốc dân; về chính sách đối với người học; chính sách đối với nhà giáo…

Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cho biết, Thường trực Ủy ban tán thành việc mở rộng phạm vi sửa đổi và quan điểm xây dựng Luật được nêu trong Báo cáo của Chính phủ.

Về bố cục của dự thảo Luật, đa số Thường trực Ủy ban tán thành với bố cục này, cho rằng bố cục đã đảm bảo được yêu cầu vừa sửa đổi toàn diện, vừa kế thừa cấu trúc của Luật Giáo dục hiện hành. Tuy nhiên đề nghị ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, bổ sung quy định về trách nhiệm phối hợp giữa các bộ, ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh/ thành phố trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục; quy định về khung trình độ quốc gia vào nội dung quản lý nhà nước; thiết kế một số điều quy định về giáo dục hòa nhập cho nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong giáo dục mầm non…Về hai chính sách mới, Thường trực Ủy ban cơ bản tán thành với hai chính sách này, tuy nhiên đề nghị quy định rõ về lộ trình thực hiện những chính sách này.

Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ đánh giá hồ sơ dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) được chuẩn bị tương đối công phu; tiếp thu nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 vừa qua.

Cho ý kiến về dự thảo Luật, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ tác động của các chính sách mới đối với ngân sách nhà nước, trong khi Luật Giáo dục sửa đổi vẫn xác định dành tối đa là 20% ngân sách nhà nước cho giáo dục nhưng lại mở ra nhiều chính sách mới có liên quan về ngân sách, điều này có đảm bảo tính khả thi hay không? Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội cũng đặt ra vấn đề, việc Luật sửa đổi lần này bổ sung thêm chính sách mới là nâng chuẩn trình độ được đào tạo đối với giáo viên mầm non từ trung cấp sư phạm lên cao đẳng sư phạm, vậy thì liệu các trường trung cấp sư phạm có tồn tại được hay không, cách giải quyết đối với những người đang đào tạo trung cấp sư phạm hiện nay như thế nào?

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu rõ, trên cơ sở tiếp thu nghiêm túc ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đề nghị Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng phối hợp với Bộ Giáo dục và đào đạo, các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà giáo dục nghiên cứu hoàn thiện dự án Luật này đảm bảo vừa mang tính quy phạm vừa mang tính khả thi khi đi vào cuộc sống.

Cũng liên quan đến vấn đề thực nghiệm, thí điểm trong giáo dục, nhiều đại biểu đã cho ý kiến rất cụ thể. Đại biểu Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đặt câu hỏi, thí điểm thì có thành công và thất bại nhưng quả thực có nhiều thí điểm đã gây ý kiến trái chiều. Nhất là thí điểm trong cải cách tiếng Việt và một số thí điểm khác. Quan điểm Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo trong vấn đề này ra sao?

Trả lời câu hỏi của đại biểu Lê Thị Nga, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định:“Giáo dục được cả xã hội quan tâm, phần nhiều khi có 1 sự kiện giáo dục thì cộng đồng rất quan tâm, góp ý. Đây là điều rất tốt và rất may. Gần đây có rộ lên câu chuyện liên quan tới tài liệu học tập, dạy tiếng Việt cho trẻ mới đi học.Năm trước là câu chuyện công trình nghiên cứu của một nhà khoa học tên là Bùi Hiền. Ngay lúc đó, tôi đã nói Chính phủ hoàn toàn không có chủ trương cải cách tiếng Việt. Việc tranh luận, đôi co về tài liệu học tập, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có ý kiến chính thức.Đấy chỉ là một phương pháp dạy học tiếng Việt, chủ yếu là phát âm cho trẻ mới bắt đầu đi học chứ không phải đổi mới hay cải cách tiếng Việt”.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu quan điểm, trong giáo dục, dù đã tốt, không phải quốc tế nhận xét tốt mà mình không đổi mới. “Bàn về giáo dục phải rất thận trọng nhưng không thể không tiếp tục đổi mới. Đã có đổi mới thì phải có thử nghiệm và thực nghiệm.Tôi khẳng định lại Chính phủ chưa có chủ trương cải cách tiếng Việt.Ít nhất trong giai đoạn một số năm tới chưa có”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết.

Xuân Hoà

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

95 năm Ngày thành lập Đảng: Lựa chọn sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh

95 năm Ngày thành lập Đảng: Lựa chọn sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khoảng thời gian hoạt động tại Hong Kong (Trung Quốc) của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chặng đường bôn ba tìm đường cứu nước không dài, nhưng lại gắn liền với sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và một trong những điều gây ấn tượng nhất đối với giới nghiên cứu sở tại là Người đã sáng suốt lựa chọn thời gian và địa điểm để tổ chức hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước.
Đại sứ Dato’ Tan Yang Thai: Cơ hội lớn cho hợp tác giữa Malaysia và Việt Nam trong năm 2025

Đại sứ Dato’ Tan Yang Thai: Cơ hội lớn cho hợp tác giữa Malaysia và Việt Nam trong năm 2025

Quan hệ giữa Việt Nam và Malaysia bước vào giai đoạn phát triển mới sau khi hai bên nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện hồi tháng 11/2024.
Đại sứ Bezdetko: Thêm động lực để tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga

Đại sứ Bezdetko: Thêm động lực để tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga

Ngày 12/1, trước thềm chuyến thăm chính thức tới Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin từ ngày 14 đến ngày 15/1/2025, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam G.S.Bezdetko đã có đánh giá về chuyến thăm và quan hệ Việt Nam- Liên bang Nga.
Luôn coi trọng và ưu tiên phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào

Luôn coi trọng và ưu tiên phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào

Nhận lời mời của Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính cùng Ðoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào từ ngày 9 đến 10/1/2025.

Đọc nhiều

Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Giữa núi rừng Mường Nhé, Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ đang âm thầm viết nên câu chuyện đổi mới giáo dục. Chương trình GDPT 2018 không chỉ được triển khai bài bản mà còn lan tỏa bằng sự kiên trì của thầy cô, khát vọng học tập của học trò và niềm tin vào con chữ nơi rẻo cao.
Tin quốc tế ngày 8/5: Mỹ muốn hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày

Tin quốc tế ngày 8/5: Mỹ muốn hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày

Mỹ muốn đóng vai trò trung gian hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Tổng thống Donald Trump ấn định ngày 8/5 là Ngày Chiến thắng phát xít của Mỹ; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày; Vatican chưa bầu được tân Giáo hoàng sau vòng bỏ phiếu đầu tiên... là những tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 8/5.
Từ ký ức chiến thắng đến hành trình “tiếp lửa” hữu nghị Việt - Nga

Từ ký ức chiến thắng đến hành trình “tiếp lửa” hữu nghị Việt - Nga

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Nga, phóng viên Tạp chí Thời đại đã có cuộc trao đổi với nhà báo Nguyễn Đăng Phát, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga về những ký ức không quên tại đất nước ông từng gắn bó và góc nhìn về quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Mật nghị Hồng Y 2025 & Kỳ vọng của giáo dân thế giới

Mật nghị Hồng Y 2025 & Kỳ vọng của giáo dân thế giới

Khi mặt trời lặn trên Quảng trường Thánh Peter (Vatican) vào cuối ngày 7/5 (giờ địa phương), khói đen bắt đầu bốc lên từ ống khói của Nhà nguyện Sistine, báo hiệu ngày đầu tiên của Mật nghị Hồng Y đã kết thúc mà giáo hoàng mới chưa được bầu.
Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông là không có giá trị

Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông là không có giá trị

Trong công văn gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển, Bộ Nông nghiệp và Môi trường khẳng định việc Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông là không có giá trị.
Trường học thân thiện – Chắp cánh tương lai cho học sinh Nậm Pồ

Trường học thân thiện – Chắp cánh tương lai cho học sinh Nậm Pồ

Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đang mang đến nhiều chuyển biến tích cực trong công tác giáo dục ở huyện vùng cao biên giới Nậm Pồ (Điện Biên).
Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Giữa núi rừng Mường Nhé, Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ đang âm thầm viết nên câu chuyện đổi mới giáo dục. Chương trình GDPT 2018 không chỉ được triển khai bài bản mà còn lan tỏa bằng sự kiên trì của thầy cô, khát vọng học tập của học trò và niềm tin vào con chữ nơi rẻo cao.
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động