Trang chủ Truyền hình Cuộc sống muôn màu
10:00 | 17/01/2023 GMT+7

Làng bánh chưng Tranh Khúc, Hà Nội nhộn nhịp đón Tết

aa
Bánh chưng làng Tranh Khúc, xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội đã trở thành thương hiệu nổi tiếng được nhiều người yêu thích, tìm mua khắp trong và ngoài nước.
Lên bản Sưng xem người Dao gói bánh chưng đón Tết Lên bản Sưng xem người Dao gói bánh chưng đón Tết
Làng hoa Xuân Quan nhộn nhịp vào vụ Tết Làng hoa Xuân Quan nhộn nhịp vào vụ Tết
Làng bánh chưng Tranh Khúc, Hà Nội nhộn nhịp đón Tết
Bánh chưng Tranh Khúc đã trở thành nét đẹp, đặc trưng của người Hà Nội (Ảnh: Món ngon Hà Nội).

Thương hiệu bánh chưng Tranh Khúc mới có trên thị trường hơn 40 năm nhưng theo người dân làng kể lại thì làng bánh chưng Tranh Khúc đã tồn tại từ rất lâu. Khi đất nước bị giặc ngoại xâm đô hộ thì dân làng phải di dời đến nơi khác, mãi cho đến ngăm 1975, làng nghề bánh chưng Tranh Khúc mới được xây dựng lại và duy trì phát triển đến ngày nay.

Đến làng Tranh Khúc vào dịp Tết, dễ thấy nhà ai cũng gói bánh chưng. Vào thời điểm cận Tết, mỗi nhà trong làng nghề làm khoảng 1.000 đến 2.000 chiếc bánh chưng các loại.

Những chiếc bánh chưng Tranh Khúc được biết đến với độ dẻo, thơm ngon. Đây đã là địa chỉ quen thuộc không chỉ của người dân Hà Nội mà nhiều khách phương xa.

Để làm được chiếc bánh chưng Tranh Khúc ngon nổi tiếng thì cần có những nguyên liệu chọn lọc. Lá dong gói bánh thường được đặt mua từ vựa lá nổi tiếng Tràng Cát (huyện Thanh Oai, Hà Nội). Thậm chí được người dân đặt từ nhiều tháng trước Tết tận Nghệ An, Hà Tĩnh để lựa chọn đúng loại lá tẻ, bản to, màu xanh mướt, không bị sâu, rách.

Gạo nấu bánh có rất nhiều loại: của Bắc Ninh, Thái nhưng nếu chọn loại nếp cái hoa vàng của vùng Hải Hậu ngon.

Đậu xanh chọn loại ngon, dẻo. Sử dụng đậu vỡ sẵn, hoặc loại đậu hạt tiêu, sẫm màu, ngon và thơm ngậy hơn loại đậu mỡ hạt to, lại bở và dẻo.

Thịt lợn làm bánh là thịt nạc mông, thịt ba chỉ. Thịt lợn sẽ được rửa sạch, sau đó cắt nhỏ. Còn nhân đỗ xanh sau khi nấu nhuyễn sẽ được nặn thành những bánh đỗ xanh kẹp thịt lợn ở bên trong. Tất cả những công việc chuẩn bị phải làm đồng thời nên từ già tới trẻ ở Tranh Khúc đều bận rộn với công việc.

Sau khi đã hoàn thành các công đoạn chuẩn bị, người dân Tranh Khúc bắt đầu tất bật với công việc gói bánh. Người dân Tranh Khúc gói bánh chưng rất khéo. Hầu hết mọi thanh niên, thiếu nữ ở Tranh Khúc đều biết gói bánh chưng từ nhỏ nên gói rất nhanh và rất đẹp.

Bánh gói chặt tay, buộc chặt rồi luộc 8-10 tiếng. Khi bánh chín, rửa qua nước lạnh cho bánh được sạch, lá không bị khô, xấu lá. Rồi sau đó dùng một tấm phên chèn để nước trong vỏ bánh chảy hết khi bánh vẫn còn đang mềm, làm như vậy có tác dụng làm cho bánh nở đều, các góc chặt như nhau.

Hiện nay, làng Tranh Khúc còn 215 hộ gia đình vẫn làm nghề gói bánh chưng truyền thống.

Gói bánh chưng gợi hương vị Tết ở Hà Lan Gói bánh chưng gợi hương vị Tết ở Hà Lan
Những hoạt động văn hóa nổi bật của Hà Nội trong dịp Tết Quý Mão Những hoạt động văn hóa nổi bật của Hà Nội trong dịp Tết Quý Mão
Anh Vũ (T/H)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đưa thổ cẩm Xí Thoại tới gần hơn với người dân Thủ đô

Đưa thổ cẩm Xí Thoại tới gần hơn với người dân Thủ đô

Với nguồn hỗ trợ từ Dự án “Nâng cao thu nhập và điều kiện làm việc cho phụ nữ dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn” do MCNV thực hiện, nghề dệt thổ cẩm tại thôn Xí Thoại đã và đang được bảo tồn và phát huy, thông qua các hoạt động truyền dạy nghề cho thế hệ trẻ, đầu tư vào trang thiết bị, marketing, quảng bá sản phẩm.
Chiến sĩ bộ đội hướng dẫn du học sinh Lào gói bánh chưng, trải nghiệm Tết Việt

Chiến sĩ bộ đội hướng dẫn du học sinh Lào gói bánh chưng, trải nghiệm Tết Việt

Trước khi bước vào kỳ nghỉ Tết và trở về quê hương, những du học sinh Lào được tham gia cùng các em học sinh dân tộc thiểu số trải nghiệm gói bánh chưng và vui Tết Việt qua các món ăn, các trò chơi dân gian.
Hương vị quê nhà ấm lòng người lính nơi đảo xa

Hương vị quê nhà ấm lòng người lính nơi đảo xa

Không chỉ là món ăn truyền thống ngày Tết, hình ảnh bánh chưng xanh trong lòng những người lính đóng quân nơi đảo xa đã trở thành biểu tượng thiêng liêng của thời khắc cuối năm, là sợi dây gợi nhắc hương vị quê nhà và gắn kết tình đồng đội.

Các tin bài khác

Tôi hy vọng rằng các trường học, công trình công cộng sẽ trở nên dễ tiếp cận hơn cho người khuyết tật

Tôi hy vọng rằng các trường học, công trình công cộng sẽ trở nên dễ tiếp cận hơn cho người khuyết tật

Đó là chia sẻ của chị Lưu Hiếu - một người rất tích cực với hoạt động vì quyền của người khuyết tật, người đi đầu dẫn dắt trong cộng đồng những người mắc chứng bại não và là CEO của doanh nghiệp xã hội “Chạm vào xanh”.
Huế - thành phố đặc biệt của cô giáo Nhật Yoko Hamagiri

Huế - thành phố đặc biệt của cô giáo Nhật Yoko Hamagiri

Huế - thành phố đặc biệt của Yoko Hamagiri là phóng sự ghi lại những trải nghiệm của cộng sự tiếng Nhật - cô giáo Hamagiri tại Huế.
Đại sứ các nhóm G4 gửi thông điệp chúc Tết Nguyên Đán

Đại sứ các nhóm G4 gửi thông điệp chúc Tết Nguyên Đán

Trước thềm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Đại sứ và Đại biện lâm thời 4 nước Nhóm G4 tại Việt Nam, gồm: New Zealand, Canada, Na Uy và Thụy Sỹ đã dành thời gian gặp gỡ, chúc Tết một số lao động nữ tại Hà Nội, với mong muốn tri ân những những người lao động đang cần mẫn làm việc mỗi ngày để đảm bảo cuộc sống cho gia đình và đóng góp cho xã hội theo cách riêng của mình.
Nói không với tảo hôn và sống trọn vẹn với tuổi trẻ đáng giá

Nói không với tảo hôn và sống trọn vẹn với tuổi trẻ đáng giá

Nói không với tảo hôn và sống trọn vẹn với tuổi trẻ đáng giá là thông điệp được Sanh chia sẻ nhằm lan tỏa đến cộng đồng nơi em sinh sống.

Đọc nhiều

Việt Nam - Azerbaijan: Hoài niệm đẹp cần được tiếp nối bằng thành tựu mới

Việt Nam - Azerbaijan: Hoài niệm đẹp cần được tiếp nối bằng thành tựu mới

Nhân chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới 4 nước bạn bè truyền thống của Việt Nam, trong đó có Azerbaijan, phóng viên tạp chí Thời đại đã có cuộc trao đổi với TSKH. Nghiêm Vũ Khải, Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Việt Nam - Azerbaijan, Nguyên Trưởng ban liên lạc các cựu sinh viên Việt Nam tại Azerbaijan về những kỷ niệm sâu sắc, kỳ vọng vào tương lai và vai trò của đối ngoại nhân dân trong việc củng cố quan hệ hai nước.
Dấu ấn của Việt Nam tại các kỳ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc

Dấu ấn của Việt Nam tại các kỳ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc là sự kiện văn hóa – tâm linh vì hòa bình quan trọng của cộng đồng Phật giáo toàn cầu. Việt Nam đã 4 lần đăng cai Vesak, để lại dấu ấn sâu sắc cả về tổ chức và nội dung.
Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại

Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại

Chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Nga Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định, với ý chí, lòng quả cảm và tình yêu tổ quốc, nhân dân Xô viết đã giữ vững nền độc lập và chặn đứng quân phát xít xâm lược thế giới.
Khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025

Khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025

Ngày 6/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 khai mạc với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”. Đại lễ do Ủy ban tổ chức quốc tế Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc và Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng tổ chức.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động