Trang chủ Bờ cõi biển đảo Cuộc sống vùng biên
07:40 | 15/01/2021 GMT+7

Lào Cai: Nhịp sống trong sương mù của người dân vùng cao biên giới

aa
Chúng tôi quyết tâm lên Toòng Dao, thôn Bản Toòng, xã Thanh Bình (thị xã Sa Pa) vào một buổi sáng giữa sương giá. Theo lời giới thiệu của người quen, đây là nơi “bình yên nhất trên trái đất”, gần như cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài.
Nắm chắc những điều này khi lái xe trên đường trơn trượt do băng tuyết Nắm chắc những điều này khi lái xe trên đường trơn trượt do băng tuyết
Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) vừa đưa ra khuyến cáo về việc, tài xế hạn chế và có thể ngừng lưu thông trên những tuyến đường do mưa tuyết đóng băng. Ngoài ra, cần nắm vững nhiều lưu ý sau đâu khi lái xe qua đoạn đường trơn trượt vì băng tuyết.
Biên giới nhiều tỉnh phủ trắng băng tuyết không khác gì mùa đông ở châu Âu Biên giới nhiều tỉnh phủ trắng băng tuyết không khác gì mùa đông ở châu Âu
Không khí lạnh tăng cường khiến nhiệt độ tại Bắc Bộ tiếp tục giảm sâu. Nhiệt độ giảm sâu trong những ngày qua khiến khu vực biên giới các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái phủ trắng băng tuyết. Khung cảnh thiên nhiên không khác gì mùa Đông ở châu Âu.
Nhiệt độ giảm sâu, Y Tý tuyết rơi trắng xóa Nhiệt độ giảm sâu, Y Tý tuyết rơi trắng xóa
Mới đây nhiều cư dân mạng đã chia sẻ hình ảnh tuyết rơi trắng xóa tại Y Tý, (Bát Xát - Lào Cai). Tuyết rơi từ đêm qua và kéo dài đến tận sáng hôm nay.

Công nghệ… “0.4”

Đến Thủy điện Tả Thàng, chúng tôi chạy xe vắt ngang con đập rồi cứ thế bám vào đường nhỏ chỉ rộng độ 0,5 m, lởm chởm những mỏm đá lớn, thót tim khi đi qua những khúc cua hình chữ V. Con đường nhỏ có những quãng được đổ bê tông dễ đi hơn một chút, có những quãng vẫn trơn trượt đất và nhấp nhô sỏi đá. Đường vắng nên tiếng xe nổ máy, vít ga hết công suất giòn tan dội vào mấy tầng đá núi khiến những chú lợn nuôi thả rông đang mải mê dũi đất ven đường hốt hoảng chạy vào bụi rậm. Mất khoảng 2 tiếng vừa chạy xe vừa đẩy, chúng tôi đặt chân tới được Bản Toòng.

Lũ trẻ nhìn thấy người lạ, dáo dác đưa mắt nhìn quanh, nép phía sau thầy giáo, lí nhí cất tiếng chào. Trên triền cao chon von này, trải rộng khắp mấy quả núi cũng chỉ được hơn 50 hộ, lập thành thôn Bản Toòng. Bản Toòng gồm 2 nhóm khác là Toòng Dao và Toòng Mông. Toòng Dao là nhóm dân cư xa nhất và đường đi lại khó khăn nhất. Nằm giữa nếp gấp của 2 đỉnh núi, giữa tán rừng, 12 hộ Toòng Dao cứ thế bình yên sống dựa vào nhau chẳng biết đã trải qua bao nhiêu mùa mưa nắng. Chỉ có 12 hộ, học sinh tiểu học, trung học không đủ để mở 1 lớp nên từ cấp tiểu học, học sinh Toòng Dao đều học ở các trường lân cận hoặc học bán trú tại trung tâm xã. Cấp học mầm non thì việc di chuyển khó khăn hơn do các cháu còn nhỏ, điểm trường mầm non Toòng Dao được duy trì, 1 thầy giáo trẻ được đưa lên bám bản, chăm sóc các trò.

Nhịp sống trong sương mù
Lớp học của thầy Trung.

Thầy giáo Mai Quang Trung mới chỉ 25 tuổi, đã có 4 năm kinh nghiệm dạy học tại vùng cao nhưng lần đầu tiên đến Bản Toòng vẫn không khỏi ngỡ ngàng bởi điểm thôn chỉ có 12 hộ, bình yên đến cô độc giữa tán rừng. Mùa mưa, xe không chạy được, bùn đất bám đặc kịt bánh xe, thầy giáo trẻ bỏ xe giữa đường rồi đi bộ 2 giờ đồng hồ lên bản. Mấy hôm sau, người dân thương tình xuống giúp thầy giáo gỡ đất khỏi bánh xe rồi đưa xe lên trường. Thầy Trung nói: Ở bản buồn buồn này mà cũng có cái… vui. Vui vì được bà con yêu thương, tin tưởng, đùm bọc, sẻ chia. Người dân nơi đây coi thầy giáo như người nhà, có món ngon là gọi thầy giáo sang, thầy gặp khó khăn điều gì đều nhiệt tình đến giúp.

Người dân Toòng Dao gọi vui thầy Trung là “gà trống nuôi con”, bởi giáo viên nam mà 1 tay “nuôi” 6 trò nhỏ từ 2 đến 5 tuổi. Cứ mỗi sáng, thầy đón các em tới lớp, dạy các em hát, đọc thơ, kể chuyện… tới trưa lại vào bếp nấu nướng, cho các em ăn rồi trông các em ngủ. Thế nhưng, đợt rét giữa tháng 12 tạo ra những buổi học ngoại lệ. Nhìn đám trò nhỏ co ro giữa lớp, tấm áo đã sờn không đủ để giữ ấm cho những cơ thể bé nhỏ, ngoài trời sương trắng mịt mù, thầy Trung đưa các em xuống gian bếp nhỏ, đốt lửa sưởi ấm cho học trò. Những đứa trẻ ngoan ngoãn ngồi cạnh bếp lửa, đưa bàn tay nứt nẻ ra hong, thi thoảng có người lạ cất tiếng hỏi, những “đứa con” của thầy Trung lại ngơ ngác đưa mắt tìm thầy như thể tìm chỗ dựa lớn nhất, tìm người tin tưởng nhất của mình. Thầy Trung gọi vui bếp lửa của mình là “lò sưởi 0.4”. Kể cũng phải, khi bên ngoài bản làng này, con người chạy đua từng giờ với công nghệ 4.0 thì nơi này chưa có điện. Ngoài kia có những lò sưởi điều khiển bằng giọng nói, tự cảm nhận thân nhiệt… nhưng nơi này thầy giáo nhóm lửa cho trò sưởi ấm trong gian bếp đơn sơ.

Đến trưa, sau khi ăn xong bữa cơm trưa, thầy Trung chuẩn bị chăn ấm và “phát lệnh” cho đám con nhỏ đi ngủ. Lúc ấy, một học sinh cất tiếng gọi “Thầy ơi…”. Thầy Trung quay sang nhìn đám trò nhỏ thì phát hiện em nhỏ 2 tuổi đũng quần đã ướt sũng. Không có chiếc quần dự phòng nào được mang theo, thầy giáo trẻ thay chiếc quần ướt ra và bảo em nhỏ lên giường đắp chăn ngủ. Trong giờ trưa, thầy Trung dùng bữa trưa của mình, rửa bát đũa, “xử lý” chiếc quần bẩn của học sinh rồi đem hong. Thầy Trung bảo: Lát nữa ngủ dậy là chiếc quần sẽ khô, lại có quần để mặc. Trẻ em trên này thiệt thòi vì đời sống người dân còn khó khăn lắm.

Nhịp sống trong sương mù
Tuyến đường lên Toòng Dao còn nhiều khó khăn.

Nhịp sống trong sương mù

Cứ sang đông là Toòng Dao chìm trong sương mù. Năm nào cũng thế, mùa đông người dân đi lấy củi, chăm sóc gia súc, hết mùa lạnh làm đất cấy lúa, trồng ngô. Nhìn chung, cuộc sống người dân Toòng Dao đều giống nhau, đó là nghèo. Lương thực sản xuất trong năm đủ để không bị đói và đủ để chăn nuôi gia súc, gia cầm. Mỗi nhà nuôi thêm vài con trâu, con bò, khi nào có “công to việc lớn”, cần tiền thì mới bán đi để trang trải.

Mùa đông dường như là một nốt lặng ngân dài, bản làng như đi “ngủ đông”. Những ngày sương giá, người dân trong thôn lên bãi tìm đàn gia súc đã thả ra mấy hôm về nhốt tại chuồng, quây bạt rồi đốt lửa sưởi cho chúng. Những ngày ấm áp hơn, trâu, bò được thả ra bãi kiếm cỏ, đàn ông thì đi kiếm thêm củi về chất quanh nhà, đảm bảo đủ củi đun cả năm, phụ nữ thì ngồi cạnh bếp lửa, quấy nồi cám ngô cho lợn, cho trâu, rảnh tay thêu thùa, dệt vải để sang xuân cả gia đình có thêm bộ quần áo mới. Cái nghèo không làm người dân nơi này cảm thấy là điều bất hạnh, họ vẫn tìm thấy hạnh phúc theo cách của riêng mình.

Nói về cuộc sống những ngày giá rét, anh Phùng Kiềm Phây cho biết: Mùa này lạnh lắm, chẳng trồng cấy được gì, ban ngày thì đi lấy củi, buổi tối thi thoảng hẹn hàng xóm làng giềng mổ gà uống rượu. Cuộc sống tuy vất vả nhưng bao đời nay vẫn thế rồi. Có những gia đình thấy sống ở nơi này vất vả quá nên chuyển đi nơi khác sống, nhưng không phải ai cũng có điều kiện để chuyển đi, cũng không phải chuyển đi thì cuộc sống sẽ dễ dàng hơn. Thế nên tôi lựa chọn ở lại. Vài năm nữa thôi, nơi này sẽ có điện, Nhà nước cũng đang đầu tư mở đường rồi, còn được bố trí khu tái định cư để người dân sống tập trung hơn. Chúng tôi luôn tin một ngày không xa, cuộc sống của chúng tôi sẽ thay đổi.

Nhịp sống trong sương mù
Học trò của thầy Trung và "lò sưởi 0.4".

Những con đường đang đào dở, nham nhở sỏi đá gieo vào lòng người dân nơi đây những “hạt mầm”, niềm tin vào tương lai tươi sáng hơn nhờ được kết nối. Anh Chảo Trần Pú, người đàn ông trong thôn hiếu khách, xung phong tiễn chúng tôi từ Bản Toòng đến đường lớn vì anh Pú cũng tiện đường xuống Bảo Thắng mua ít đồ nhậu cho bữa tối hôm đó. Ở những khúc cua chữ V, anh Pú ngoặt lái điêu luyện, cảm tưởng như nếu tôi không bám chặt vào xe sẽ rơi “bịch” một cái. Anh Pú liên tục nhắc nhở: “Bám chặt vào! Bám chặt vào!”. Cũng bởi thế mà tôi may mắn không bị rơi rụng trên suốt con dốc gần như thẳng đứng, tuyến đường vẽ từng hình zic zắc kéo từ bờ suối lên đỉnh non cao.

Quãng đường khoảng 5 km, đi lên chúng tôi đi chậm bao nhiêu thì lúc quay xuống anh Pú chạy nhanh bấy nhiêu. Anh Pú giải thích: Nhiều đoạn không phanh được, phanh thì xe sẽ tự trượt xuống, sẽ ngã nên phải “lái lụa” mới đi được. Đường này mình đi nhiều rồi, quen tay lắm, không sợ đâu!

Dù được anh Pú trấn an nhiều lần nhưng tới khi đặt chân xuống cạnh con đường lớn, tôi cảm tưởng như “hồn” mình vẫn ở đâu đấy, tít trên bản làng giữa rừng xanh ngằn ngặt kia.

Tôi nghe “hồn” mình vẫn đọc đi đọc lại bài thơ mà người thầy giáo dạy đám con thơ của mình đọc lúc tôi tạm biệt làng:

Chiếc cầu mới

Bên dòng sông trắng

Cầu mới dựng lên

Nhân dân đi bên

Tàu xe chạy giữa…

Trong đám sương mù ấy, người thầy mải miết dạy cho lũ trẻ hình dung ra những tương lai sáng tươi, những chân trời mới…

Băng tuyết phủ trắng đỉnh Phja Oắc Cao Bằng Băng tuyết phủ trắng đỉnh Phja Oắc Cao Bằng
Lào Cai: Độc đáo trang phục phụ nữ các dân tộc vùng cao Lào Cai: Độc đáo trang phục phụ nữ các dân tộc vùng cao
Lào Cai: Nét văn hóa hoang sơ của chợ phiên Cán Cấu Lào Cai: Nét văn hóa hoang sơ của chợ phiên Cán Cấu
Thúy Phượng
Nguồn: www.baolaocai.vn

Tin bài liên quan

Khánh thành hai điểm trường mầm non tại xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát (Lào Cai)

Khánh thành hai điểm trường mầm non tại xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát (Lào Cai)

Ngày 19/2, hai điểm trường mầm non tại xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát (Lào Cai) đã chính thức được khánh thành sau quá trình cải tạo, nâng cấp. Dự án được thực hiện với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Israel tại Việt Nam và một doanh nghiệp, nhằm giúp khắc phục hậu quả thiên tai do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Thủ tướng: Đưa Vân Nam và Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương giữa Trung Quốc với ASEAN

Thủ tướng: Đưa Vân Nam và Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương giữa Trung Quốc với ASEAN

Trong khuôn khổ dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 6/11, tại thành phố Côn Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Vương Ninh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vân Nam.
Tổ chức Cứu trợ Trẻ em hỗ trợ khẩn cấp 10 tỷ đồng cho người dân vùng bão lũ Lào Cai

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em hỗ trợ khẩn cấp 10 tỷ đồng cho người dân vùng bão lũ Lào Cai

Ngày 1/10, tại huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai), Tổ chức Save the Children International - Văn phòng đại diện tại Việt Nam (Tổ chức Cứu trợ Trẻ em) phối hợp Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ triển khai "Dự án cứu trợ khẩn cấp cho hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi mưa lũ do bão số 3 năm 2024 tại tỉnh Lào Cai". Đây là hoạt động trong khuôn khổ dự án cứu trợ được UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt tại Quyết định số 2414/QĐ-UBND ngày 24/9/2024.

Các tin bài khác

Nhiều công trình thiết thực hỗ trợ bà con biên giới Thành phố Huế

Nhiều công trình thiết thực hỗ trợ bà con biên giới Thành phố Huế

Ngày 14/4, tại xã Quảng Nhâm (huyện A Lưới, Thành phố Huế), Ban Thanh niên Công an Thành phố Huế phối hợp với Đoàn Thanh niên Cục Đối ngoại (Bộ Công an) và các đơn vị liên quan khởi công xây dựng căn nhà nhân ái, khánh thành công trình “Thắp sáng bước chân em - Đường cờ Tổ quốc” và công trình “Camera an ninh”, góp phần nâng cao đời sống và bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.
Thêm 300 hộ nghèo ở khu vực biên giới có nhà ở mới

Thêm 300 hộ nghèo ở khu vực biên giới có nhà ở mới

Chiều 8/4, tại huyện biên giới Nậm Pồ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo các bản giáp biên giới tại 4 huyện: Điện Biên, Mường Chà, Mường Nhé, Nậm Pồ.
Sĩ quan trẻ góp phần xây dựng biên giới Việt - Lào hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển

Sĩ quan trẻ góp phần xây dựng biên giới Việt - Lào hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển

Ngày 21/3, tại thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam chủ trì phối hợp Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng Lào tổ chức Tọa đàm, giao lưu sĩ quan trẻ Bộ đội Biên phòng Việt Nam - Lào với chủ đề “Tăng cường hợp tác xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển”.
Bộ đội Biên phòng Việt Nam - Trung Quốc tuần tra song phương tuyến biên giới

Bộ đội Biên phòng Việt Nam - Trung Quốc tuần tra song phương tuyến biên giới

Ngày 21/3, Đồn Biên phòng Lũng Cú, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã phối hợp với Biên phòng khu vực huyện Phú Ninh, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc thực hiện tuần tra song phương trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

Đọc nhiều

Việt Nam - Azerbaijan: Hoài niệm đẹp cần được tiếp nối bằng thành tựu mới

Việt Nam - Azerbaijan: Hoài niệm đẹp cần được tiếp nối bằng thành tựu mới

Nhân chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới 4 nước bạn bè truyền thống của Việt Nam, trong đó có Azerbaijan, phóng viên tạp chí Thời đại đã có cuộc trao đổi với TSKH. Nghiêm Vũ Khải, Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Việt Nam - Azerbaijan, Nguyên Trưởng ban liên lạc các cựu sinh viên Việt Nam tại Azerbaijan về những kỷ niệm sâu sắc, kỳ vọng vào tương lai và vai trò của đối ngoại nhân dân trong việc củng cố quan hệ hai nước.
Dấu ấn của Việt Nam tại các kỳ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc

Dấu ấn của Việt Nam tại các kỳ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc là sự kiện văn hóa – tâm linh vì hòa bình quan trọng của cộng đồng Phật giáo toàn cầu. Việt Nam đã 4 lần đăng cai Vesak, để lại dấu ấn sâu sắc cả về tổ chức và nội dung.
Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại

Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại

Chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Nga Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định, với ý chí, lòng quả cảm và tình yêu tổ quốc, nhân dân Xô viết đã giữ vững nền độc lập và chặn đứng quân phát xít xâm lược thế giới.
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan

Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ vui mừng khi lần đầu tiên đến thăm Kazakhstan trên cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Kazakhstan.
Hải quân Vùng 5 khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người dân Phú Quốc

Hải quân Vùng 5 khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người dân Phú Quốc

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955 - 7/5/2025), từ ngày 5 đến 7/5, Đội điều trị 78 (Phòng Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân) tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho nhân dân trên địa bàn TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).
Tàu Hải quân Hàn Quốc thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng

Tàu Hải quân Hàn Quốc thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng

Ngày 4/5, tàu khu trục Kang Gam Chan của Hải quân Hàn Quốc, do Đại tá Kwon Yong Gu chỉ huy cùng 296 thủy thủ đoàn đã cập cảng Tiên Sa, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị kéo dài từ ngày 4-6/5 tại thành phố Đà Nẵng.
Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa

Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa

Việt Nam đã giao thiệp và trao công hàm phản đối các quốc gia liên quan về các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với đá Hoài Ân và các thực thể liên quan khác của Trường Sa.
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, khu vực Bắc Bộ được dự báo chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều và tối 2/5, khu vực Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, Tây Nguyên có mưa dông cục bộ, có nơi mưa to. Chiều và tối 3/5, hai khu vực này có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 2/5 không khí lạnh cuối mùa có cường độ suy yếu và lệch đông nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ giảm mưa, trưa chiều trời nắng; nền nhiệt cao nhất tăng nhẹ 2-3 độ, đến mức 31 độ.
Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (1/5, ngày thứ hai của kỳ nghỉ lễ dịp 30/4-1/5), do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường bổ sung nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có giông.
Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều 30/4 đến ngày 1/5, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 15-40mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 29/4 miền Bắc chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp, gây mưa dông diện rộng, trong khi miền Nam duy trì nắng nóng gay gắt kéo dài trước kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Phiên bản di động