Nhiều ý kiến đóng góp cho Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi
![]() Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TBXH vừa phối hợp cùng Good Neighbors International (GNI) tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm của Hàn Quốc và đề xuất mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em một cửa ở Việt Nam”. |
![]() Ngày 28/6/2021, Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận mở trực tuyến cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) về chủ đề “Trẻ em và xung đột vũ trang” do Tổng thống Estonia Kersti Kaljulaid, Chủ tịch HĐBA tháng 6/2021, chủ trì. |
Hội thảo có sự tham gia của: ông Khuất Văn Quý – Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch – cơ quan soạn thảo Luật, ông Nguyễn Trọng Tiến - Chuyên gia Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam; bà Hoàng Thị Tây Ninh - Quản lý Chương trình Quản trị Quyền Trẻ em, Tổ chức Cứu trợ trẻ em (Save the Children in Vietnam); ông Lương Thế Huy - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (Viện ISEE); bà Trịnh Thị Lê - Viện Nghiên cứu Phát triển cộng đồng (Viện ACDC); bà Nguyễn Hải Anh - Quản lý dự án Viện MSD cùng các chuyên gia, đại diện các tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, bảo vệ quyền của người khuyết tật.
![]() |
Các diễn giả tại hội thảo. |
Bạo lực gia đình đến nay vẫn luôn là vấn nạn chung của toàn xã hội, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em. Để phòng, chống bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực đối với trẻ em trong gia đình, trong thời gian qua, các tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người, quyền trẻ em đã triển khai nhiều hoạt động giáo dục, truyền thông, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thúc đẩy việc ban hành mới và thực thi hiệu quả chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bảo vệ quyền của phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật và các nhóm yếu thế khác trong xã hội.
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được ban hành từ năm 2007 thể hiện những nỗ lực của các cơ quan chức năng trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Sau 12 năm thực hiện, Luật này đã bộc lộ khá nhiều bất cập. Chính vì vậy, ngày 25/5/2021, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thế thao và Du lịch đã ban hành kế hoạch xây dựng dự án Luật PCBLGĐ (sửa đổi) nhằm hoàn thiện chính sách và tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong thi hành pháp luật về PCBLGĐ, bảo vệ quyền cơ bản và đảm bảo bình đẳng giữa các thành viên gia đình, bao gồm bình đẳng giới; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong PCBLGĐ. Dự thảo Luật sẽ trình Chính phủ vào tháng 11/2021 và trình Quốc hội để thông qua vào năm 2022.
Tại hội thảo, các diễn giả và thành viên tham dự đã cùng nhau chia sẻ, cập nhật tiến trình xây dựng và những nội dung chính của dự thảo luật PCBLGĐ sửa đổi, đồng thời cùng trao đổi về vấn đề bạo lực trong gia đình đối với trẻ em nói chung, trẻ em khuyết tật và trẻ LGBT nói riêng dưới góc độ tiếp cận của các tổ chức xã hội làm việc trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người, quyền trẻ em.
Thực trạng vấn đề bạo lực trẻ em trong gia đình
![]() |
Bà Nguyễn Phương Linh – Viện trưởng MSD phát biểu khai mạc hội thảo. |
Bà Nguyễn Phương Linh chia sẻ: “Ban tổ chức hy vọng sẽ mang tiếng nói của các nhóm tiến trình xây dựng chính sách pháp luật. Là tổ chức làm về trẻ em, tôi lại muốn nhấn mạnh: Trẻ em có thể dễ dàng là nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình, bao gồm các việc các em là đối tượng bị cha mẹ bạo hành, xâm hại, đôi khi bị trừng phạt thể chất và tinh thần; Trẻ em có thể chỉ là người chứng kiến bạo lực gia đình, điều này cũng ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, tinh thần và quan điểm, nhân sinh quan cuộc sống của trẻ em. Và hơn hết, trẻ em cũng là những người có thể tạo nên sự thay đổi. Trẻ em nhận thức, có tiếng nói và lên tiếng yêu cầu chấm dứt bạo lực ngày hôm nay sẽ là những người kiến tạo nên một xã hội an toàn, công bằng, những gia đình thực chất tôn trọng quyền trẻ em và quyền con người, tràn đầy yêu thương,...”
Ông Khuất Văn Quý – Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho biết: “Với dự thảo luật sửa đổi, chúng tôi mong muốn tập trung vào các nội dung như: làm rõ các khái niệm liên quan đến công tác PCBLGĐ; bổ sung các loại hình hỗ trợ tư vấn cho người bị BLGĐ; hoàn thiện các biện pháp ngăn ngừa, bảo vệ và hỗ trợ người bị BLGĐ, hòa giải trong PCBLGĐ; giáo dục và truyền thông cho người gây ra BLGĐ chứ không phải chỉ có trừng phạt, công tác thông tin, tuyên truyền và quy định rõ số điện thoại (111) tiếp nhận thông tin về BLGĐ. Tăng cường các điều kiện bảo đảm để thực hiện công tác PCBLGĐ theo đó cần quy định rõ các biện pháp bảo đảm cho công tác PCBLGĐ; khắc phục những bất cập trong công tác báo cáo thông tin về BLGĐ, bổ sung các loại hình thức báo tin về vụ BLGĐ hay nguy cơ gây BLGĐ qua mạng xã hội.
![]() |
Ông Khuất Văn Quý – Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phát biểu tại hội thảo. |
"Đặc biệt, với nội dung sửa đổi đa dạng, chúng tôi luôn mong muốn và sẵn sàng lắng nghe cũng như ghi nhận những ý kiến đóng góp từ các tổ chức xã hội, nhưng đơn vị hoặc cá nhân trực tiếp làm công tác hỗ trợ người bị bạo lực để có thể đi đến dự thảo luật một cách toàn diện và đầy đủ”, ông Quý nhấn mạnh.
Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổng hợp từ báo cáo của các tỉnh thành, trong giai đoạn 2009-2019, tổng số vụ BLGĐ các địa phương đã phát hiện trên cả nước là 297.498 vụ. Trong giai đoạn này, số vụ BLGĐ giảm dần qua các năm: năm 2009 là 53.206 vụ, giảm xuống còn 20.108 vụ trong năm 2015 và chỉ còn 8.176 vụ trong năm 2019. |
Lý giải và đánh giá về thực trạng vấn đề bạo lực trẻ em trong gia đình, ông Nguyễn Trọng Tiến - chuyên gia đại diện Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em Việt Nam nhấn mạnh: “Các hình thức bạo lực trẻ em không chỉ đơn thuần là sử dụng đòn roi, bạo lực thân thể mà thực tế rất đa dạng như bạo lực tinh thần (chửi mắng, xúc phạm), bạo lực tình dục và bạo lực kinh tế (bóc lột lao động, chiếm giữ và kiểm soát tài chính của trẻ em),… Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ em bị bạo lực trong gia đình nhưng nguyên nhân lớn nhất vẫn đến từ nhận thức hay những quan niệm cố hữu như: “thương cho roi, cho vọt” hay “không đánh thì không thể dạy được trẻ”,… hay sự thiếu hiểu biết về pháp luật nói chung và pháp luật về quyền trẻ em nói riêng. Thực tế khi tiếp cận hỗ trợ các nạn nhân, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn như: khó tiếp cận được với các thành viên trong gia đình; thông tin trình báo thường chậm; một số thành viên trong gia đình che giấu thông tin bạo hành trẻ,… Cần nhớ rằng, không có bất cứ hình thức bạo lực nào được xem là sự yêu thương đối với trẻ em”.
Đại diện Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em Việt Nam cũng đưa ra một số đề xuất sửa đổi luật bao gồm: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật; Kết nối, thu thập thông tin, kiến nghị của các tổ chức xã hội và của trẻ em chuyển đến các cơ quan nhà nước; Củng cố và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội về bảo vệ trẻ em; Nâng cao kiến thức BVTE cho đội ngũ cán bộ bảo vệ trẻ em các cấp đặc biệt là cấp cơ sở,…
Bổ sung các điều luật bảo vệ trẻ khuyết tật và trẻ LGBT
Bà Trịnh Thị Lê – Điều phối viên dự án Viện Nghiên cứu Phát triển cộng đồng (ACDC) chia sẻ: “Trẻ em khuyết tật có nguy cơ bị tấn công bạo lực cao gần gấp 4 lần so với trẻ em không khuyết tật và dễ trở thành nạn nhân của bạo hành và xâm hại hơn trẻ không khuyết tật. Hiện nay chưa có số liệu thống kê đầy đủ về BLGĐ với trẻ khuyết tật nhưng trên thực tế trẻ khuyết tật phải trải qua rất nhiều câu chuyện BLGĐ. Người gây ra bạo lực với trẻ em có thể là anh chị em của trẻ, những người thiếu kiên nhẫn hoặc thiếu tôn trọng trẻ em khuyết tật. Chúng tôi đề nghị các nhà làm luật cần nghiên cứu bổ sung một số hình thức xử phạt vi phạm hành chính (như giáo dục bắt buộc, phạt lao động công ích,...) nhằm đa dạng hóa hình thức xử phạt, tăng tính khả thi cũng như tăng hiệu quả răn đe, giáo dục của các chế tài xử lý vi phạm hành chính. Cần tăng mức phạt tiền đối với các hành vi BLGĐ mà nạn nhân là trẻ khuyết tật, bổ sung một số chế tài đối với một số hành vi BLGĐ đang xảy ra phổ biến trên thực tế như hành vi bạo lực tình dục trong quan hệ vợ chồng, đặc biệt là đối với trẻ khuyết tật”.
Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ quyền của người LGBT, ông Lương Thế Huy – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) chia sẻ: “Những người LGBT bị bạo lực bởi nhiêu đối tượng khác nhau trong xã hội nhưng bị bạo lực nhiều nhất bởi chính những người trong gia đình. Trẻ em LGBT vẫn bị xem là “ngộ nhận”, "đua đòi” và “cần chữa trị”, hay nhẹ hơn là “định hướng giáo dục lại cho đúng” hay trì hoãn sự chấp nhận thay vì hỗ trợ giúp đỡ tiếp cận tới các thông tin đúng vì cho rằng như thế là “chịu thua” hay “khuyến khích con cái lệch lạc”. Các hình thức bạo lực thể xác khá phổ biến do bố mẹ nghĩ rằng con mình bị ảnh hưởng bởi lối sống lệch lạc hoặc xâm phạm đời sống riêng tư. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực nhưng nguyên nhân gốc rễ chính là các định kiến về giới và tình dục. Bạo lực với người LGBT chính là bạo lực trên cơ sở giới, tuy nhiên Luật PCBLGĐ vẫn chưa nhắc đến nhóm những người LGBT. Do vậy, các gia đình, chính quyền và các cơ quan liên quan và chính những người LGBT chưa nhận thức được việc áp dụng luật này để phòng và bảo vệ họ khỏi bạo lực từ chính những người thân trong gia đình”.
Từ những chia sẻ này, ông Huy đưa ra các đề xuất khuyến nghị: “Rất cần thiết có các chương trình truyền thông sâu rộng để những người dân ở cộng đồng, thành viên gia đình, lãnh đạo địa phương, công an, những người làm công tác giáo dục, và chính bản thân người LGBT nhìn nhận rõ hơn về vấn đề bạo lực với họ cũng như các hậu quả của nó. Việc hiểu rõ bản chất của các bạo lực này cũng sẽ giúp cho việc áp dụng hiệu quả hơn các khung pháp lý về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình và bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam. Ngoài ra, việc bổ sung các dịch vụ hỗ trợ về tâm lý, sức khỏe, việc làm, giáo dục, pháp lý cho người LGBT và thành viên gia đình của họ̣ là việc quan trọng. Các chương trình phòng chống bạo lực gia đình và bảo vệ trẻ em cần phải đưa nhóm LGBT vào là một nhóm đối tượng.”
Khép lại hội thảo, bà Nguyễn Hải Anh - Quản lý dự án, MSD chia sẻ: “Đối với nhiều người, đặc biệt là trẻ em hay những nhóm yếu thế, nhà - gia đình là nơi an toàn nhất. Nhưng cũng chính trong ngôi nhà của mình, trẻ em và các nhóm yếu thế lại đang phải chứng kiến hay là nạn nhân của nhiều hành vi bạo lực, có nguy cơ ít được quan tâm và bỏ lại phía sau. Với sự cầu thị và hợp tác tích cực từ phía cơ quan chủ trì xây dựng Dự án Luật, chúng tôi thấy có rất nhiều tín hiệu tích cực từ việc sửa đổi, bổ sung Luật PCBLGĐ lần này. Từ góc độ các tổ chức xã hội, MSD sẽ cùng với các thành viên mạng lưới quản trị quyền trẻ em (CRG), các mạng lưới và tổ chức hỗ trợ người yếu thế, nghiên cứu kỹ các nội dung dự kiến sửa đổi và chuẩn bị khuyến nghị chi tiết gửi tới Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự án Luật trong thời gian tới cũng như tích cực tiếp tục tham gia tiến trình xây dựng văn bản Luật/ chính sách một cách hiệu quả”.
![]() Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến trẻ em - đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Bên cạnh đó, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp cũng dẫn đến tỷ lệ lao động trẻ em có xu hướng tăng ở nhiều quốc gia. Chúng ta cần tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp để bảo vệ trẻ em, ngăn chặn việc sử dụng lao động trẻ em khi dịch bệnh vẫn đang diễn ra. |
![]() Vừa qua, World Vision Việt Nam đã cùng các Ban bảo vệ trẻ em tổ chức hoạt động truyền thông tại hai huyện Minh Long và Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi) nhằm giúp 9260 trẻ em và cha mẹ được tiếp cận với thông tin, kiến thức, cũng như nâng cao kỹ năng để phòng chống bạo lực trong trường học. |
![]() Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung vừa ban hành công điện 04/CĐ-LĐTBXH về tăng cường bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong đại dịch COVID-19 và phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em. |
Tin bài liên quan

Sẽ bổ sung chế độ hỗ trợ nạn nhân mua bán người

Góp ý dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)

Đại biểu Quốc hội đề nghị xem xét bổ sung thêm các hành vi bạo lực gia đình
Các tin bài khác
![[Video] Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay chúc mừng Đại lễ Phật đản Vesak 2025](https://www.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/052025/06/00/video-tong-giam-doc-unesco-audrey-azoulay-chuc-mung-dai-le-phat-dan-vesak-2025-20250506003137.jpg?rt=20250506003141?250506041655)
[Video] Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay chúc mừng Đại lễ Phật đản Vesak 2025

Khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025

Dấu ấn của Việt Nam tại các kỳ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc

Trẻ em nhà trẻ bán trú được hỗ trợ 360.000 đồng/tháng tiền ăn trưa
Đọc nhiều

Việt Nam - Azerbaijan: Hoài niệm đẹp cần được tiếp nối bằng thành tựu mới

Tin quốc tế ngày 8/5: Mỹ muốn hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày

Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại

Diễu hành “Đoàn quân bất tử” tại Hà Nội: Tri ân, kết nối, tiếp bước lịch sử
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Hải quân Vùng 5 khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người dân Phú Quốc

Tàu Hải quân Hàn Quốc thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng
Multimedia

Hơn 2.700 đại biểu dự Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam

[Infographics] Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn 25/4/2025: Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn

[Infographics] Phá lấu, thắng cố vào danh sách món hầm ngon nhất Đông Nam Á

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại từ 1/4/2025

[Infographic] 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng thế giới theo nhóm ngành năm 2025

[Infographics] Lừa đảo làm cộng tác viên chốt đơn hàng online

4 nội dung và 3 mục tiêu chính của Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030
[Video] Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay chúc mừng Đại lễ Phật đản Vesak 2025
![[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước](https://www.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/29/09/nguoi-truyen-cam-hung-ve-tinh-yeu-nuoc-20250429094951.jpg?rt=20250429094956?250429105554)
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước

Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
![[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời](https://www.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/032025/25/11/croped/video-60-phut-hanh-trinh-thay-doi-cuoc-doi-20250325112448.png?250325023758)
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời

MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
![[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai](https://www.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/anhvm/022025/11/15/FSave.com_Facebook_Media_004_662439456116001v_21.jpg?250228123313)
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
![[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)](https://www.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/022025/07/14/video-du-khach-quoc-te-trai-nghiem-le-phat-dau-nam-tai-chua-tam-bao-da-nang-20250207142038.jpg?rt=20250207142058?250228123446)
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)

Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực

Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
![[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025](https://www.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/012025/21/14/video-ban-hoa-ca-tinh-huu-nghi-chao-nam-moi-2025-20250121142351.jpg?rt=20250121142354?250121023412)
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
![[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện](https://www.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/012025/15/20/croped/video-30-nam-quan-he-viet-nam-hoa-ky-tu-chien-tranh-den-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-20250115205111.jpg?250116064808)
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
![[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão](https://www.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/122024/17/13/video-samaritans-purse-va-plan-international-viet-nam-ho-tro-nguoi-dan-viet-nam-phuc-hoi-sau-bao-20241217132215.jpg?rt=20241217132220?241217012643)
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
![[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới](https://www.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/122024/16/00/video-tai-thiet-thon-lang-nu-quan-doi-nhan-dan-dong-hanh-xay-dung-tuong-lai-moi-20241216002424.jpg?rt=20241216002428?241216073321)
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
![[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao](https://www.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/122024/17/10/video-to-chuc-cuu-tro-tre-em-va-hanh-trinh-10-nam-thay-doi-cuoc-song-tre-em-vung-cao-20241217105602.jpg?rt=20241217105608?241217105833)
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
![[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới](https://www.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/112024/13/22/video-kinh-nghiem-tham-quan-bao-tang-lich-su-quan-su-viet-nam-moi-20241113223209.jpg?rt=20241113223215?241114120724)
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới

Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?

Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng
