Trang chủ Bờ cõi biển đảo Lịch sử chủ quyền
17:58 | 16/09/2020 GMT+7

Những “điểm nghẽn” trong đàm phán biên giới trên biển giữa Việt Nam – Trung Quốc

aa
Mặc dù lãnh đạo cấp cao của hai bên đã thỏa thuận chủ trương và nguyên tắc, tuy nhiên gần 10 năm, nếu chỉ tính từ năm 2011, diễn đàn đàm phán về các vấn đề trên biển giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc vẫn chưa đạt được kết quả cụ thể nào. Vậy tiến trình đàm phán này đang gặp phải những trở ngại gì?
Việt Nam – Trung Quốc đàm phán về vịnh Bắc Bộ và hợp tác phát triển trên biển Việt Nam – Trung Quốc đàm phán về vịnh Bắc Bộ và hợp tác phát triển trên biển

Bộ Ngoại giao vừa thông tin về cuộc đàm phán Việt - Trung về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và hợp tác cùng ...

Việt Nam phản đối Trung Quốc tập trận bắn tên lửa ở Biển Đông Việt Nam phản đối Trung Quốc tập trận bắn tên lửa ở Biển Đông

Quan điểm nhất quán của Việt Nam là mọi hoạt động ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà ...

Kỷ niệm 20 năm ký Hiệp ước biên giới Việt Nam - Trung Quốc Kỷ niệm 20 năm ký Hiệp ước biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Việt Nam – Trung Quốc sẽ kỷ niệm 20 năm ký Hiệp ước biên giới và 10 năm triển khai các văn kiện pháp lý ...

Chỉ riêng góc độ pháp lý, chúng tôi cho rằng có khá nhiều nội dung mà hai bên khó có thể thống nhất được một sớm một chiều, do nhiều nguyên nhân, xuất phát từ chủ trương chiến lược, sách lược đàm phán khác nhau; thậm chí cả đến những cách giải thích và áp dụng các qui định của Luật pháp và Thực tiễn quốc tế, nhất là UNCLOS1982…

Xin được chia sẻ một số nội dung pháp lý có thể đã và sẽ là trở ngại cho tiến trình đàm phán cũng như việc xử lý trên thực tế.

Hoạch định ranh giới vùng chồng lấn ở ngoài cửa vịnh Bắc Bộ

Các quốc gia ven biển nằm đối diện hay kế cận nhau, khi xác định phạm vi các cùng biển và thềm lục địa theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và tùy theo khoảng cách bờ biển của các nước nằm đối diện hay kế cận nhau đã tạo ra vùng nội thủy chồng lấn, vùng lãnh hải chồng lấn, vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn và vùng thềm lục địa chồng lấn.

Mỗi khi chưa được các bên liên quan tiến hành đàm phán hoạch định ranh giới rõ ràng các vùng chồng lấn này thì đó là tình trạng tranh chấp biển cần giải quyết giữa các quốc gia ven biển có liên quan. Loại tranh chấp này có nguyên nhân xuất phát từ việc giải thích và áp dụng các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

4507 vbb 1541684937722964096036

Vùng biển Vịnh Bắc Bộ (ảnh: Google map)

Để giải quyết loại tranh chấp này, các quốc gia ven biển cần tiến hành đàm phán để phân định ranh giới các vùng chồng lấn đó theo các nguyên tắc đã được Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 quy định.

Khi đàm phán hoạch định các bên cần tuân thủ nguyên tắc công bằng; nghĩa là các bên phải thống nhất một giải pháp công bằng cho tất các bên liên quan. Thông thường các bên liên quan hay các cơ quan tài phán có thể sử dụng các phương pháp hoạch định khác nhau tùy theo sự thỏa thuận có tính đến những đặc điểm, điều kiện cụ thể…

Phổ biến và thông dụng nhất là phương pháp trung tuyến hay trung tuyến có điều chỉnh mà việc xác lập phải tuân theo những công thức tính toán đo đạc do các chuyên gia chuyên ngành bản đồ thực hiện.

Trong khi các bên đang đàm phán hoạch định vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa chồng lấn, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 không quy định dùng Trung tuyến làm ranh giới tạm thời để phân chia quyền hạn và trách nhiệm của các bên liên quan.

Các bên khi tiến hành bất kỳ hoạt động nào trong vùng chồng lấn đều phải có sự thỏa thuận của các bên liên quan. Tuy nhiên, trong vùng lãnh hải chồng lấn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 lại quy định:

“Khi hai quốc gia có bờ biển kề nhau hoặc đối diện nhau, không quốc gia nào được quyền mở rộng lãnh hải ra quá đường trung tuyến mà mọi điểm nằm trên đó cách đều các điểm gần nhất của các đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia, trừ khi có sự thỏa thuận ngược lại.”

Đây là điều đã có sự nhầm lẫn khi xử lý một số tình huống xẩy ra trong vùng chồng lấn ở ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ có liên quan đến hoạt động của một số dàn khoan Trung Quốc ở cái gọi là “Trung tuyến giả định”.

Trong khi đàm phán hoạch định vùng chồng lấn, nếu chưa thống nhất được phương án cuối cùng, các bên có thể sử dụng giải pháp tạm thời có tính thực tiễn: “khai thác chung” vùng chồng lấn (joint-development of overlapping area). Nhưng chỉ áp dụng giải pháp này cho vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chồng lấn. Trong vùng lãnh hải chồng lấn không áp dụng giải pháp tạm thời này mà chỉ có quy định liên quan đến vai trò của Trung tuyến như đã nêu ở trên.

Về vấn đề này, nên phân biệt giữa nội dung giải pháp tạm thời “hợp tác khai thác chung vùng chồng lấn” theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 với chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác” do Trung Quốc đề xướng và theo đuổi từ trước đến nay.

4502 viet nam trung quoc dam phan ve vung bien ngoai cua vinh bac bo 1

Đoàn lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam sang tàu Cảnh sát biển Trung Quốc tham dự hội đàm tổng kết chuyến kiểm tra liên hợp nghề cá Việt Nam-Trung Quốc năm 2019.

Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 quy định rất rõ, nếu 2 bên chưa thể đi đến thống nhất việc phân định đường biên giới cuối cùng có thể tính đến việc áp dụng giải pháp tạm thời có tính thực tiễn nói trên. Các giải pháp tạm thời không làm ảnh hưởng đến kết quả đàm phán hoạch định cuối cùng.

Trong khi đó, Trung Quốc vẫn chủ trương “chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác tranh chấp cùng khai thác” và yêu sách “đường lưỡi bò” chiếm khoảng 90% diện tích Biển Đông phải được công nhận là yêu sách dùng làm ranh giới của “vùng chồng lấn” để “khai thác chung”.

Nếu chấp nhận đòi hỏi vô lối này có nghĩa là Trung Quốc bước đầu đã thành công trong việc “biến không thành có”, biến “vùng không có tranh chấp thành vùng có tranh chấp” và từ đó, họ sẽ tiến tới khống chế và độc chiếm Biên Đông theo đúng chiến lược mà họ đang theo đuổi với rất nhiều thủ thuật, thủ đoạn khác nhau…

Hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc Bộ

Thực ra, đây không phải chủ đề của các diễn đàm phán thứ 3 về các vấn đề trên biển theo thỏa thuận nguyên tắc. Bởi vì, chủ đề đàm phán phân định vịnh Bắc Bộ đã giải quyết xong (ngày 25/12/2000, Hiệp ước phân định Vịnh Bắc Bộ được ký kết và ngày 30/6/2004, diễn ra lễ trao đổi thư phê chuẩn Hiệp ước phân định Vịnh Bắc bộ). Tuy vậy, vấn đề xác định phạm vi nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mỗi bên trong phần vịnh đã được phân định vẫn chưa thể thực hiện được. Bởi lẽ, cả hai bên cho đến nay, vẫn chưa công bố đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải của mình trong Vịnh Bắc Bộ. Do đó, vấn đề đảm bảo thực thi các quyền cụ thể của mỗi bên trong các vùng biển theo quy chế pháp lý khác nhau vẫn chưa rạch ròi.

Với thực trạng đó, để kiểm soát, hạn chế và xử lý các hoạt động vi phạm vùng biển của mỗi bên theo Hiệp ước hoạch định năm 2000, vấn đề hợp tác kiểm tra, kiếm soát, thực thi pháp luật… trong Vịnh vẫn là một yêu cầu thực tế; nhất là vấn đề đánh cá, khai thác tài nguyên, giao thông vận tải biển….Trong đó, không thể không nói đến vấn đề đánh cá của ngư dân Trung Quốc theo Hiệp định hợp tác nghề cá được ký kết đồng thời với việc ký kết Hiệp ước phân định, với nội dung quan trọng được nêu tại phần II, Ðiều 3: “Hai Bên ký kết nhất trí thiết lập Vùng đánh cá chung trong vùng đặc quyền kinh tế của mỗi nước, nằm về phía Bắc của đường đóng cửa Vịnh Bắc Bộ, về phía Nam của vĩ tuyến 20o Bắc và cách đường phân định được xác định trong Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ, 30,5 hải lý về mỗi phía”.

5239 trung quoc 1597650367401

Các tàu cá Trung Quốc (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Đây là một thỏa thuận hợp tình hợp lý, thể hiện thiện chí của phía Việt Nam. Bởi vì, trong quá trình đàm phán phân định vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc đã chủ động đề xuất việc ký kết Hiệp định Hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ mà phạm vi điều chỉnh của nó được gọi là “Vùng đánh cá chung” trong vịnh Bắc Bộ. Trung Quốc lập luận rằng đây là giải pháp quá độ để tạo điều kiện cho ngư dân địa phương liên quan của hai nước đã từng đành bắt cá trong Vịnh Bắc Bộ theo truyền thống có thời gian chuyển đổi kế sinh nhai. Sau khi nghiên cứu, cân nhắc kỹ, phía Việt Nam đã đồng ý ký kết Hiệp định Hợp tác Nghề cá vịnh Bắc Bộ.

Như vậy, khi đến hết thời hạn thi hành (tháng 6/2019, sau 15 năm thực hiện), Hiệp định Hợp tác Nghề cá vịnh Bắc Bộ chấm dứt hiệu lực. Tuy nhiên, phía Trung Quốc vẫn muốn gia hạn Hiệp định này và trong thực tế tàu thuyền đánh cá của Trung Quốc vẫn tiếp tục hoạt động trong “vùng đánh cá chung”, bất chấp việc họ cần phải chấp hành đầy đủ nội dung Hiệp ước phân định vịnh Bắc Bộ năm 2000 để xử lý tất cả các quan hệ kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng xẩy ra trong phạm vi các vùng biển và thềm lục địa của mình.

Rõ ràng là, 15 năm là thời gian đủ để cộng đồng ngư dân địa phương có liên quan đôi bên thích nghi với kế sinh nhai mới. Nếu kéo dài thêm thì sẽ có thể “lợi bất cập hại”; thành quả của quá trình đàm phán phân định vịnh Bắc Bộ có nhiều khả năng bị vô hiệu và tình trạng tranh chấp trong vịnh Bắc Bộ vẫn tiếp tục tồn tại, gây bất ổn đến môi trường sống, sản xuất của cộng đồng ngư dân, có tác động tiêu cực đến quan hệ chính trị giữa hai nước.

Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc chấm dứt khả năng hợp tác với Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ trên những lĩnh vực khác nhau, dưới những hình thức mà hai bên có thể chấp nhận được. Tất nhiên khả năng hợp tác đó không còn mang ý nghĩa tạm thời, quá độ nữa, mà là sự hợp tác dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hai bên cùng có lợi, đặc biệt là phải dựa vào đường phân định vịnh Bắc Bộ của Hiệp ước phân định năm 2000 để xác định quyền hạn và nghĩa vụ của mỗi bên khi tiến hành bất kỳ thỏa thuận hợp tác nào.

Quyền thụ đắc lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

Có thể nói đây là bất đồng lớn nhất, phức tạp nhất, nhạy cảm nhất trong đàm phán giữa hai bên.

Bất đồng đầu tiên là về chủ để đàm phán: Trung Quốc khẳng định rằng chỉ đàm phán về chủ quyền quần đảo Trường Sa. Quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa, là của Trung Quốc; không tồn tại tình trạng tranh chấp; không cần đàm phán. Việt Nam khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa. Việt Nam đề nghị hai bên đàm phán giải quyết bất đồng, tranh chấp cả 2 quần đảo này.

4734 1 jpg 6409 1598418098

Ảnh vệ tinh đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS.

Tại đây tồn tại bất đồng trên 3 phương diện:

Bất đồng về nguyên tắc pháp lý xác định quyền thụ đắc lãnh thổ: Trung Quốc theo nguyên tắc “chủ quyền lịch sử”; Việt Nam theo nguyên tắc “chiếm hữu thật sự”.

Bất đồng về phạm vi, vị trí của 2 quần đảo;

Bất đồng về hiệu lực của các thực thể địa của 2 quần đảo này trong việc xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa của chúng.

Những bất đồng nói trên có thể nói là rất khó đi đến thống nhất, nếu không muốn nói là không bao giờ thống nhất được, trừ phi Trung Quốc chấp nhận thay đổi chiến lược độc chiếm Biển Đông của họ để đàm phán một cách thực chất, trên tinh thần cầu thị, khách quan, thượng tôn pháp luật.

Tháng 10/1993 Việt Nam và Trung Quốc ký Thoả thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ, trong đó nhất trí mở ra 4 diễn đàn đàm phán về biên giới lãnh thổ (1 diễn đàn đàm phán cấp chính phủ và 3 diễn đàn đàm phán cấp chuyên viên) để giải quyết 3 nội dung: Đàm phán giải quyết vấn đề biên giới trên bộ; Đàm phán hoạch định vịnh Bắc Bộ; Đàm phán giải quyết các vấn đề trên biển.

Tháng 12/1999 Hiệp ước biên giới trên bộ được ký kết; được Quốc hội hai nước phê chuẩn trong năm 2000. Đến cuối năm 2008, công tác phân giới cắm mốc cơ bản hoàn thành.

Ngày 25/12/2000, Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ được ký kết. Ngày 30/6/2004, Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc bộ giữa hai nước có hiệu lực thi hành, cùng ngày diễn ra lễ trao đổi văn kiện thư phê chuẩn Hiệp định phân định Vịnh Bắc bộ.

Hiện nay, hai bên đang triển khai diễn đàn đàm phán về các vấn đề trên biển. Tính đến thời điểm hiện tại, hai bên đã tổ chức 2 diễn đàn đàm phán nhóm công tác:

- Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ: đến nay đã tiến hành được 13 vòng (vòng 13 tổ chức vào ngay 9/9/2020, tại Hà Nội.)

- Nhóm công tác trao đổi về hợp tác cùng phát triển trên biển giữa Việt Nam- Trung Quốc: đến nay đã tiến hành được 10 vòng (vòng 10 tổ chức vào ngày 9/9/2020, tại Hà Nội).

Kết quả của các vòng đàm phán nói trên cho đến nay vẫn chỉ dừng lại ở những thỏa thuận mang tính nguyên tắc;

Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

Tại Phiên họp lần thứ 12 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại ...

Phó Thủ tướng đề nghị Trung Quốc cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển Phó Thủ tướng đề nghị Trung Quốc cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển

Bày tỏ quan ngại trước diễn biến phức tạp ở Biển Đông, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đề nghị Trung Quốc ...

TS Trần Công Trục
Nguồn:

Tin bài liên quan

Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa

Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa

Việt Nam đã giao thiệp và trao công hàm phản đối các quốc gia liên quan về các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với đá Hoài Ân và các thực thể liên quan khác của Trường Sa.
Biển Đông đón áp thấp nhiệt đới đầu tiên năm 2025, các tỉnh ra công điện khẩn

Biển Đông đón áp thấp nhiệt đới đầu tiên năm 2025, các tỉnh ra công điện khẩn

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng 12/2, vùng áp thấp trên khu vực giữa Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển phù hợp với UNCLOS 1982; đồng thời, Việt Nam cũng đề nghị các quốc gia khác tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và các quyền của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982.

Các tin bài khác

37 năm sự kiện Gạc Ma: Tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc

37 năm sự kiện Gạc Ma: Tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc

Vào ngày này cách đây 37 năm, ngày 14/3/1988, 64 chiến sỹ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã vĩnh viễn nằm lại giữa biển sâu để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc trên Biển Đông.
Gắn mã QR cho tư liệu, hình ảnh tại triển lãm biển, đảo tại Đà Nẵng

Gắn mã QR cho tư liệu, hình ảnh tại triển lãm biển, đảo tại Đà Nẵng

Ngày 11/3, tại Đà Nẵng, Vùng 3 Hải quân phối hợp với Thành Đoàn Đà Nẵng, Nhà Trưng bày Hoàng Sa tổ chức khai mạc triển lãm tư liệu, hình ảnh với chủ đề "Tuổi trẻ với biển đảo quê hương" kết hợp tuyên truyền biển, đảo tại Trường Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng.
Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng"

Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng"

Ngày 10/3, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước phối hợp với Bộ tư lệnh Vùng 2 Quân chủng Hải quân tổ chức Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng" và “Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng – 70 năm hành trình giữ biển”.
Tuyên bố của Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ‎trong Vịnh Bắc Bộ

Tuyên bố của Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ‎trong Vịnh Bắc Bộ

Ngày 21/2, căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-UBTVQH15 ngày 14/2/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ.

Đọc nhiều

Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Giữa núi rừng Mường Nhé, Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ đang âm thầm viết nên câu chuyện đổi mới giáo dục. Chương trình GDPT 2018 không chỉ được triển khai bài bản mà còn lan tỏa bằng sự kiên trì của thầy cô, khát vọng học tập của học trò và niềm tin vào con chữ nơi rẻo cao.
Tin quốc tế ngày 8/5: Mỹ muốn hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày

Tin quốc tế ngày 8/5: Mỹ muốn hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày

Mỹ muốn đóng vai trò trung gian hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Tổng thống Donald Trump ấn định ngày 8/5 là Ngày Chiến thắng phát xít của Mỹ; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày; Vatican chưa bầu được tân Giáo hoàng sau vòng bỏ phiếu đầu tiên... là những tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 8/5.
Việt Nam - Azerbaijan: Hoài niệm đẹp cần được tiếp nối bằng thành tựu mới

Việt Nam - Azerbaijan: Hoài niệm đẹp cần được tiếp nối bằng thành tựu mới

Nhân chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới 4 nước bạn bè truyền thống của Việt Nam, trong đó có Azerbaijan, phóng viên tạp chí Thời đại đã có cuộc trao đổi với TSKH. Nghiêm Vũ Khải, Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Việt Nam - Azerbaijan, Nguyên Trưởng ban liên lạc các cựu sinh viên Việt Nam tại Azerbaijan về những kỷ niệm sâu sắc, kỳ vọng vào tương lai và vai trò của đối ngoại nhân dân trong việc củng cố quan hệ hai nước.
Từ ký ức chiến thắng đến hành trình “tiếp lửa” hữu nghị Việt - Nga

Từ ký ức chiến thắng đến hành trình “tiếp lửa” hữu nghị Việt - Nga

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Nga, phóng viên Tạp chí Thời đại đã có cuộc trao đổi với nhà báo Nguyễn Đăng Phát, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga về những ký ức không quên tại đất nước ông từng gắn bó và góc nhìn về quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Trường học thân thiện – Chắp cánh tương lai cho học sinh Nậm Pồ

Trường học thân thiện – Chắp cánh tương lai cho học sinh Nậm Pồ

Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đang mang đến nhiều chuyển biến tích cực trong công tác giáo dục ở huyện vùng cao biên giới Nậm Pồ (Điện Biên).
Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Giữa núi rừng Mường Nhé, Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ đang âm thầm viết nên câu chuyện đổi mới giáo dục. Chương trình GDPT 2018 không chỉ được triển khai bài bản mà còn lan tỏa bằng sự kiên trì của thầy cô, khát vọng học tập của học trò và niềm tin vào con chữ nơi rẻo cao.
Hải quân Vùng 5 khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người dân Phú Quốc

Hải quân Vùng 5 khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người dân Phú Quốc

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955 - 7/5/2025), từ ngày 5 đến 7/5, Đội điều trị 78 (Phòng Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân) tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho nhân dân trên địa bàn TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, khu vực Bắc Bộ được dự báo chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều và tối 2/5, khu vực Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, Tây Nguyên có mưa dông cục bộ, có nơi mưa to. Chiều và tối 3/5, hai khu vực này có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 2/5 không khí lạnh cuối mùa có cường độ suy yếu và lệch đông nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ giảm mưa, trưa chiều trời nắng; nền nhiệt cao nhất tăng nhẹ 2-3 độ, đến mức 31 độ.
Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (1/5, ngày thứ hai của kỳ nghỉ lễ dịp 30/4-1/5), do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường bổ sung nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có giông.
Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều 30/4 đến ngày 1/5, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 15-40mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 29/4 miền Bắc chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp, gây mưa dông diện rộng, trong khi miền Nam duy trì nắng nóng gay gắt kéo dài trước kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Phiên bản di động