Trang chủ Quốc tế
07:10 | 12/02/2021 GMT+7

Ở lại Việt Nam đón Tết là cơ hội để người nước ngoài tìm hiểu phong tục bản địa

aa
Có những người một mình sinh sống, học tập tại Việt Nam; lại có những gia đình cùng nhau ổn định cuộc sống trên dải đất hình chữ S này. Nhưng họ có một điểm chung là không thể về nước trong dịp này, ở lại Việt Nam trải nghiệm cái Tết cổ truyền độc đáo giữa đại dịch COVID-19.
Tết cổ truyền ấm áp của cộng đồng người Việt tại Singapore và Canada Tết cổ truyền ấm áp của cộng đồng người Việt tại Singapore và Canada
Siết chặt biên giới, cửa khẩu, ngăn ngừa dịch bệnh để nhân dân vui Xuân, đón Tết an toàn Siết chặt biên giới, cửa khẩu, ngăn ngừa dịch bệnh để nhân dân vui Xuân, đón Tết an toàn

Ở lại Việt Nam đón Tết là cơ hội hiểu biết hơn về các phong tục, tập quán

Gặp gỡ Xixayvath (Sinh viên năm 6 ĐH Y Thái Bình), PV có cơ hội được nghe chàng lưu học sinh Lào chia sẻ về những hiểu biết, cảm xúc về đất nước, con người Việt Nam, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán 2021 đang tới gần.

Ở lại Việt Nam đón Tết là cơ hội để người nước ngoài tìm hiểu phong tục bản địa
Chàng trai Lào Xixayvath đang là sinh viên năm 6, ĐH Y Thái Bình.

Xixayvath nhìn nhận, hiện nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các hoạt động kinh tế, xã hội tại Việt Nam bị hạn chế. Điều ấy đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, qua các đợt dịch COVID-19 trước bùng phát, bản thân chàng trai này thấy Việt Nam đã rất thành công trong công tác phòng chống phát tán và lây lan của đại dịch.

“Trong đợt COVID-19 tái bùng phát tại Việt Nam này, với sự dẫn dắt của các ban ngành đoàn thể, mình tin rằng các ổ dịch sẽ sớm được kiểm soát. Mình hy vọng với những nỗ lực của đoàn thể nhân dân Việt Nam trong công tác phòng chống dịch COVID-19, toàn thể nhân dân Việt Nam cũng như những lưu học sinh như chúng mình sẽ có một kì nghỉ tết Nguyên Đán an toàn, ấm cúng và tươi vui”, Xixayvath chia sẻ với ánh mắt đầy niềm tin.

Tết Nguyên Đán năm nay, do tình hình dịch COVID-19 còn phức tạp, những lưu học sinh như Xixayvath không có điều kiện để về nước với gia đình như mọi năm. Thay vào đó, theo chia sẻ, họ có cơ hội hiểu biết hơn về các phong tục, tập quán trong ngày tết Nguyên Đán của Việt Nam.

Chàng sinh viên ĐH Y Thái Bình tâm sựu: “Mình dự định sẽ đón giao thừa cùng bạn bè, thăm hỏi và chúc tết anh, chị, em, bạn bè Việt Nam nhân dịp tết Nguyên Đán này. Qua những năm đón Tết ở Việt Nam, em cảm nhận thấy Tết Nguyên Đán của Việt và Tết Bunpimay của Lào đều là dịp lễ lớn nhất trong năm. Trong những ngày này, đi chùa đầu năm trở thành một phong tục không thể thiếu trong văn hóa của hai nước. Người Việt và người Lào cùng chung một mong muốn cho một năm mới những điều may mắn và tốt đẹp sẽ đến”.

Bên cạnh đó, Xixayvath nhận thấy có một số nét văn hóa rất khác nhau giữa hai nước. Chẳng hạn như tết Bunpimay của Lào được diễn ra vào tháng 4 hàng năm, là thời điểm giao giữa mùa khô và mùa mưa. Vào những ngày này thì hoạt động “té nước” là hoạt động chính với mong muốn gội rửa những điều xui xẻo, ưu phiền và bệnh tật gặp phải trong năm cũ và cầu chúc một năm mới sẽ có những điều mát mẻ, tốt lành. Ngoài ra, người Lào cũng có những hoạt động khác trong dịp tết Bunpimay như buộc chỉ cố tay, phóng sinh các loài động vật,...

Xixayvath nhận xét: “Có lẽ bởi thế mà tết Bunpimay của Lào thường diễn ra trong không khí lễ hội. Trong khi đó, Tết Nguyên Đán của Việt Nam diễn ra sớm hơn, thường vào tháng 2 hàng năm. Các hoạt động cụ thể về thờ phụng tổ tiên trở thành một nét đẹp trong phong tục đón tết Nguyên Đán ở Việt Nam”.

“Đây là dịp quan trọng nhất trong một năm để từng gia đình “báo cáo” với tổ tiên kết quả về phúc, lộc đạt được trong năm và thỉnh cầu tổ tiên phù hộ độ trì cho năm mới thịnh vượng hơn. Tết Nguyên Đán cũng là một dịp để mọi người đoàn tụ bên mâm cơm gia đình, cùng ôn lại những chuyện trong năm cũ và hướng đến những điều tốt đẹp trong năm là một truyền thống và cũng là một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong ngày tết của người Việt”, anh chàng nói tiếp.

Qua tìm hiểu, Xixayvath cho biết, người Việt có nhiều nét đẹp độc đáo trong phong tục đón Tết Nguyên Đán. Chẳng hạn như phong tục đoàn viên, sum họp trong dịp Tết. Ai dù có đi xa đến đâu, có ở trong nước hay ngoài nước thì cứ mỗi dịp Tết đến xuân về cũng cố gắng trở về bên gia đình, để đón Tết cùng với ông bà, cha mẹ, anh em mình.

“Tảo mộ ngày Tết cũng là một trong những phong tục tốt đẹp của người Việt Nam, nhắc nhở con người về tấm lòng hiếu thảo, sự biết ơn đối với tổ tiên. Chúc Tết và lì xì đầu năm cũng là một nét văn hóa nổi bật của người Việt theo mình được biết. Nói đến tết Nguyên Đán Việt Nam còn phải kể đến bánh chưng, hoa mai và hoa đào. Nếu như tết Bunpimay của Lào có hoa Champa và hoa muông vàng và món Lạp là món ăn truyền thống của người Lào thì đối với người Việt, bánh chưng, hoa đào và hoa mai là những thứ không thể thiếu mỗi dịp tết Nguyên Đán”, Xixayvath nói.

Tuy rằng Việt Nam hiện tại đã có những thay đổi đáng kể so với trước đây nhưng bản thân Xixayvath cảm thấy người Việt vẫn giữ được những nét đẹp văn hóa truyền thống rất riêng so với các nước trong khu vực.

Mong dịch bệnh sớm đi qua để thực hiện hành trình đi khắp Việt Nam

Thời gian ở Việt Nam chưa nhiều như cậu bạn lưu học sinh Lào Xixayvath nhưng chị Cristy (Giáo viên tiếng Anh tại TP. Nha Trang, Khánh Hòa) đến từ Philippines cũng đã có những trải nghiệm đáng nhớ ở dải đất hình chữ S.

Ở lại Việt Nam đón Tết là cơ hội để người nước ngoài tìm hiểu phong tục bản địa
Chị Cristy đang là giáo viên tiếng Anh tại TP. Nha Trang, Khánh Hòa đến từ Philippines.

Theo chị, vẻ đẹp truyền thống là phải có tính chân thực, giản dị và cách ứng xử tốt. Nói về dịp Tết Nguyên đán 2021 của Việt Nam, chị Cristy mang nhiều trăn trở: “Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán của Việt Nam năm nay, gia đình tôi bị mắc kẹt ở lại, không thể về nước do dịch COVID-19 bùng phát. Tôi kỳ vọng rằng những Chính phủ Việt Nam sẽ đảm bảo sự an toàn cho nhân dân bằng cách chủ động và phản ứng nhanh trong công tác phòng chống dịch COVID-19.

Ngoài ra, các nhà lãnh đạo phải đặt sức khỏe của người dân lên hàng đầu. Vì sự phát triển của xã hội, tôi nghĩ rằng mọi người sẽ có đủ lạc quan để đương đầu với những tác động của đại dịch cũng như chấp hành, tuân thủ quy định phòng chống dịch bệnh đã được đưa ra”.

Trước đó, kế hoạch ban đầu của gia đình chị Cristy là đi thăm Vịnh Hạ Long nhưng hiện tại họ không được phép ra khỏi Nha Trang do dịch bệnh bất ngờ quay trở lại. “Có lẽ, tôi sẽ dành cả Tết của mình để ở nhà. Chỉ mong dịch bệnh nhanh chóng qua đi để trong thời gian tới, tôi sẽ thực hiện mong muốn được đi khắp Việt Nam, cụ thể trước tiên là miền Trung”, giọng chị chia sẻ mang nét đượm buồn pha lẫn chút háo hức.

Chị Cristy cảm nhận, vùng biển miền Trung đặc biệt hơn cả so với những miền khác trên đất nước Việt Nam. Những ngọn sóng dập dồn, mạnh mẽ phù hợp với tính cách náo nhiệt của chị cũng như mang lại cho chị năng lượng tích cực để khám phá nhiều điều mới mẻ trong cuộc sống. Ngoài ra, chị Cristy còn ao ước được đặt chân đến những cồn cát mênh mông Quảng Bình mà bấy lâu chỉ được nhìn qua màn ảnh.

Năm nay, gia đình chị Cristy cùng bạn bè sẽ kỷ niệm ngày Tết như những gì người Việt Nam làm. Theo chị, sự khác biệt văn hóa giữa Việt Nam và Philippines là những ngày lễ hội.

“Giống như Giáng sinh, chúng tôi bắt đầu trang trí nhà cửa từ tháng 9 cho đến tháng 12. Tôi biết khoảng thời gian này khá dài nhưng nó đã tồn tại, trở thành thông lệ trong nhiều năm qua ở đất nước tôi. Ở Việt Nam thì có ngày Tết, bắt đầu sớm nhất là vào tháng Giêng và không kéo dài như lễ Giáng sinh ở Philippines”, nữ giáo viên nhận xét.

Ngoài ra, nói đến ẩm thực Viêt, chị Cristy bộc bạch: “Nhiều năm sống ở Việt Nam, tôi cảm thấy các món ăn Việt Nam ngon và tôi đều có thể ăn quen chúng. Ẩm thực Việt có hương vị rất đặc trưng và phong phú. Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên đán hay các ngày lễ tết khác, nhiều món ăn rất độc đáo, đặc trưng, gắn liền với từng dịp cũng là điều khiến tôi có thể ghi nhớ các ngày lễ đó hơn”.

Đối với cô gái Phipippines này, để nhớ và cùng tham gia với người Việt trong những hoạt động lễ hội này không hề đơn giản. Cristy đã mất khá nhiều thời gian và dày công tìm hiểu để hòa nhập với văn hóa người Việt. Qua đó, chị hiểu và yêu mến hơn về đất nước, con người Việt Nam không chỉ là ẩm thực, các ngày lễ mà còn là văn hóa ứng xử, giàu tinh thần tương thân tương ái của người Việt.

Tết cổ truyền ấm áp của cộng đồng người Việt tại Singapore và Canada Tết cổ truyền ấm áp của cộng đồng người Việt tại Singapore và Canada
Tối 6/2, Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore đã tổ chức Tết cộng đồng đón Xuân Tân Sửu với sự tham gia của bà con Việt kiều, cùng tập thể cơ quan đại diện, người Việt đang sinh sống, làm việc và học tập ở nước sở tại.
Đại sứ Daniel J. Kritenbrink: Tết cổ truyền Việt Nam là lúc để sống chậm lại, kết nối những người thân yêu Đại sứ Daniel J. Kritenbrink: Tết cổ truyền Việt Nam là lúc để sống chậm lại, kết nối những người thân yêu
Ấn tượng về Tết cổ truyền Việt sau 4 năm sống tại Việt Nam của Đại sứ Mỹ Kritenbrink là những truyền thống đẹp đẽ, là thời điểm để mọi người đoàn tụ cùng gia đình, người thân, bạn bè, đối tác, là lúc để lắng, nhìn lại những gì đạt được trong một năm đã qua, suy ngẫm về những dự định sẽ làm trong năm mới.
Đà Nẵng siết chặt các biện pháp phòng chống dịch để người dân yên tâm đón Tết Đà Nẵng siết chặt các biện pháp phòng chống dịch để người dân yên tâm đón Tết
Các cơ quan đơn vị, địa phương của Đà Nẵng siết chặt việc kiểm tra, kiểm soát những nơi có nguy cơ dễ xảy ra lây nhiễm để chủ động ứng phó với những biến động mới của dịch bệnh.

Thanh Thư
Nguồn:

Tin bài liên quan

Quân y Vùng 5 Hải quân đạt nhiều kết quả tích cực trong cứu nạn, cứu chữa người bệnh

Quân y Vùng 5 Hải quân đạt nhiều kết quả tích cực trong cứu nạn, cứu chữa người bệnh

Đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên quân y Vùng 5 Hải quân đã ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin, tiến bộ khoa học, thành tựu y khoa tiên tiến vào chuẩn đoán, cấp cứu, điều trị cho người bệnh.
WHO cảnh báo về làn sóng Covid-19 mới

WHO cảnh báo về làn sóng Covid-19 mới

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo số ca mắc COVID-19 ngày càng gia tăng trên toàn thế giới và tình hình dự kiến sẽ không được cải thiện trong thời gian tới.
Tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,8 năm do COVID-19

Tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,8 năm do COVID-19

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận sau khi Covid-19 bùng phát, tuổi thọ trung bình người dân toàn cầu giảm 1,8 năm, còn 71,4 tuổi.

Các tin bài khác

ASEAN xác lập vai trò chiến lược của truyền thông trong kỷ nguyên số

ASEAN xác lập vai trò chiến lược của truyền thông trong kỷ nguyên số

Ngày 7/5, Hội nghị Bộ trưởng phụ trách Thông tin ASEAN (AMRI) lần thứ 17 và Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN+3 (với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) lần thứ 8 đã chính thức diễn ra tại thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei Darussalam. Hội nghị có chủ đề “MAJU - Truyền thông thúc đẩy hiểu biết chung: Chuyển đổi vai trò của truyền thông trong thúc đẩy hợp tác và hiểu biết lẫn nhau tại ASEAN”. "MAJU", một từ mang ý nghĩa "Tiến về phía trước" trong tiếng Mã Lai, đã phản ánh rõ tinh thần chủ đạo của hội nghị: thúc đẩy vai trò của truyền thông như một trụ cột vững chắc cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.
Mỹ có thỏa thuận thương mại đầu tiên sau khi áp thuế toàn cầu

Mỹ có thỏa thuận thương mại đầu tiên sau khi áp thuế toàn cầu

Ngày 8/5, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố thỏa thuận thương mại đầu tiên với Vương quốc Anh kể từ khi áp dụng chính sách thuế quan toàn cầu, gọi đây là một "thỏa thuận lịch sử". Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, thỏa thuận chủ yếu mang tính biểu tượng với nhiều điều khoản chưa rõ ràng và quy mô hạn chế.
Đại hội đồng Liên hợp quốc tổ chức phiên họp đặc biệt tưởng nhớ nạn nhân trong Thế chiến II

Đại hội đồng Liên hợp quốc tổ chức phiên họp đặc biệt tưởng nhớ nạn nhân trong Thế chiến II

Ngày 8/5, Tân Hoa xã (Trung Quốc) đưa tin: Nhân dịp cộng đồng quốc tế kỷ niệm 80 năm ngày Chiến thắng phát xít, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã triệu tập phiên họp đặc biệt trong ngày 7/5 để tưởng nhớ các nạn nhân trong Thế chiến II.
Tân Giáo hoàng gửi thông điệp hòa bình đến thế giới

Tân Giáo hoàng gửi thông điệp hòa bình đến thế giới

Lúc 6:07 tối, ngày 9/5 giờ địa phương (11h07 đêm 8/5, giờ Việt Nam), khói trắng đã bốc lên từ ống khói Nhà nguyện Sistine báo hiệu Đức Hồng y Robert Francis Prevost của Mỹ đã được bầu làm Giáo hoàng thứ 267, trở thành nhà lãnh đạo tinh thần mới của 1,4 tỷ người Công giáo trên thế giới. Ông chọn tông hiệu là Leo XIV và mở đầu bài phát biểu đầu tiên trên cương vị mới bằng lời chào “bình an”.

Đọc nhiều

Từ ký ức chiến thắng đến hành trình “tiếp lửa” hữu nghị Việt - Nga

Từ ký ức chiến thắng đến hành trình “tiếp lửa” hữu nghị Việt - Nga

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Nga, phóng viên Tạp chí Thời đại đã có cuộc trao đổi với nhà báo Nguyễn Đăng Phát, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga về những ký ức không quên tại đất nước ông từng gắn bó và góc nhìn về quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Quan hệ Việt Nam - Áo: Khai thác tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực then chốt

Quan hệ Việt Nam - Áo: Khai thác tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực then chốt

Trong buổi làm việc với Tiến sĩ Friedhelm Frischenschlager, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Áo, vào ngày 8/5 tại Hà Nội, các đại biểu đã thảo luận về tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Áo. Sự kiện do Hội hữu nghị Việt Nam - Áo và Đại sứ quán Áo tại Việt Nam tổ chức, đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục và văn hóa.
Mật nghị Hồng Y 2025 & Kỳ vọng của giáo dân thế giới

Mật nghị Hồng Y 2025 & Kỳ vọng của giáo dân thế giới

Khi mặt trời lặn trên Quảng trường Thánh Peter (Vatican) vào cuối ngày 7/5 (giờ địa phương), khói đen bắt đầu bốc lên từ ống khói của Nhà nguyện Sistine, báo hiệu ngày đầu tiên của Mật nghị Hồng Y đã kết thúc mà giáo hoàng mới chưa được bầu.
Hướng tới tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam - Belarus

Hướng tới tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam - Belarus

Theo Đại sứ Việt Nam tại Belarus và Đại sứ Belarus tại Việt Nam, chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân tới Cộng hòa Belarus sẽ tạo động lực mới cho việc tăng cường, mở rộng và định hướng làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Bệnh xá Đảo Song Tử Tây điều trị cho ngư dân Bình Thuận bị giảm áp khi lặn

Bệnh xá Đảo Song Tử Tây điều trị cho ngư dân Bình Thuận bị giảm áp khi lặn

Ngày 9/5/2025, Bệnh xá Đảo Song Tử Tây, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân tiếp nhận và điều trị cho ngư dân tỉnh Bình Thuận bị giảm áp cấp tính mức độ nặng khi khai thác hải sản trên khu vực quần đảo Trường Sa.
Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông là không có giá trị

Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông là không có giá trị

Trong công văn gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển, Bộ Nông nghiệp và Môi trường khẳng định việc Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông là không có giá trị.
Trường học thân thiện – Chắp cánh tương lai cho học sinh Nậm Pồ

Trường học thân thiện – Chắp cánh tương lai cho học sinh Nậm Pồ

Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đang mang đến nhiều chuyển biến tích cực trong công tác giáo dục ở huyện vùng cao biên giới Nậm Pồ (Điện Biên).
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, khu vực Bắc Bộ được dự báo chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều và tối 2/5, khu vực Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, Tây Nguyên có mưa dông cục bộ, có nơi mưa to. Chiều và tối 3/5, hai khu vực này có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 2/5 không khí lạnh cuối mùa có cường độ suy yếu và lệch đông nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ giảm mưa, trưa chiều trời nắng; nền nhiệt cao nhất tăng nhẹ 2-3 độ, đến mức 31 độ.
Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (1/5, ngày thứ hai của kỳ nghỉ lễ dịp 30/4-1/5), do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường bổ sung nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có giông.
Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều 30/4 đến ngày 1/5, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 15-40mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 29/4 miền Bắc chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp, gây mưa dông diện rộng, trong khi miền Nam duy trì nắng nóng gay gắt kéo dài trước kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Phiên bản di động