Trang chủ Chính trị - Xã hội
00:00 | 28/10/2020 GMT+7

Tiếp tục hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

aa
Sự đổi mới nhận thức lý luận và cụ thể hóa những đặc trưng và đặc thù của mô hình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (KTTTĐHXHCN) ở nước ta đã được ghi nhận trong các văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc suốt nhiều thập kỷ qua, tập trung trong kỳ Đại hội lần thứ XII, đặc biệt, đang tiếp tục được hoàn thiện và làm sâu sắc hơn trong Dự thảo các Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng (dưới đây viết tắt là Dự thảo)…
Khai mạc các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao, kinh tế ASEAN Khai mạc các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao, kinh tế ASEAN
Vĩnh Phúc: “Cổng trường an toàn giao thông – thân thiện” ở trường Tiểu học Tề Lỗ Vĩnh Phúc: “Cổng trường an toàn giao thông – thân thiện” ở trường Tiểu học Tề Lỗ

Trước hết, Dự thảo khẳng định sự thống nhất và nâng cao nhận thức về phát triển KTTTĐHXHCN.

Báo cáo Chính trị Đại hội XII khẳng định: Nền KTTTĐHXHCN Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; Nền KTTTĐHXHCN Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất. Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và bảo vệ môi trường…

Kế thừa nhất quán tinh thần trên, Dự thảo tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn: KTTTĐHXHCN là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Đó là nền kinh tế thị trường (KTTT) hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”… Cần nhấn mạnh rằng, bổ sung yêu cầu “bảo đảm định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước” là cần thiết, tạo sự linh hoạt và vận dụng hiệu quả nguyên tắc “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong chỉ đạo, điều hành thực tiễn Đảng trước mọi biến động nhanh, khó lường của thế giới.

Dự thảo cũng phân định rõ hơn vai trò, nội dung, yêu cầu và các công cụ quản lý kinh tế của nhà nước trong phát triển và củng cố các quan hệ gắn kết giữa kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, Dự thảo nhấn mạnh và làm rõ hơn mối quan hệ chặt chẽ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; nhấn mạnh nguyên tắc doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, áp dụng quản trị hiện đại theo chuẩn mực quốc tế, lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu chủ chủ yếu và cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Các nguồn lực kinh tế của Nhà nước được sử dụng phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển đất nước và cơ bản được phân bổ theo yêu cầu thị trường.

Đồng thời, Dự thảo cũng nhấn mạnh vai trò của các tổ chức xã hội trong tạo lập sự liên kết, phối hợp hoạt động giải quyết những vấn đề phát sinh giữa các thành viên, bảo vệ lợi ích thành viên, phản ánh nguyện vọng người dân, phản biện và giám sát thực thi pháp luật…

Tuy nhiên, để toàn diện và đồng bộ hơn, tránh khoảng trống, lúng túng và cực đoan trong nhận thức lý luận và thực tiễn kinh tế, thì về quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội (trang 37) trong Dự thảo cũng cần chú ý bổ sung 3 điểm sau:

Thứ nhất, bổ sung và làm rõ hơn cơ chế quản lý nhà nước đối với các DNNN (nhất là loại hình 100% vốn nhà nước) không hoạt động trong lĩnh vực lợi nhuận, không phải cạnh tranh với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác, và do đó không thể hoạt động theo cơ chế thị trường.

Thứ hai, cần bổ sung nguyên tắc “quản lý nhà nước phải phù hợp với các yêu cầu và quy luật của KTTT” thành đầy đủ là “quản lý nhà nước phải phù hợp với các yêu cầu, quy luật và quy trình của KTTT, cũng như với các điều khoản hội nhập quốc tế mà Việt Nam đã cam kết”; Điều này là cần thiết để cơ chế thị trường được thực thi đầy đủ, bảo đảm uy tín chính trị, niềm tin thị trường và khai thác các cơ hội mới từ các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đang và sẽ tham gia, phòng tránh lợi ích nhóm từ việc biến độc quyền nhà nước thành độc quyền tư nhấn (ví dụ trong trường hợp đi ngược quy trình thị trường, cho phép tự do hóa giá cả trước khi tự do hóa cạnh tranh thị trường về kinh doanh xăng dầu).

Thứ ba, bổ sung thêm chức năng nhiệm vụ quan trọng nữa của Nhà nước là chủ động dự báo và ngăn chặn, xử lý các khuyết tật, tác động mặt trái và khủng hoảng chu kỳ, vốn thuộc bản chất của KTTT (như chạy theo lợi nhuận đơn thuần, cạnh tranh thiếu lành mạnh, phân hóa giàu nghèo và coi nhẹ các vấn đề y tế, môi trường, xã hội…), mà thực tiễn kinh tế vĩ mô đã, đang và sẽ tiếp tục cho thấy.

Bên cạnh việc thống nhất và nâng cao nhận thức về KTTTĐHXHCN, Dự thảo cũng nêu yêu cầu tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế KTTTĐHXHCN, tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn và tăng cường xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế.

Về các khía cạnh này, có nhiều điểm mới tích cực đáng ghi nhận trong Dự thảo, như: Nhấn mạnh cả hai yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị quốc gia và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và hoạt động của những lĩnh vực, mô hình kinh doanh mới; phát huy vai trò của các tổ chức xã hội-nghề nghiệp trong tham gia hình thành và điều tiết các quan hệ kinh tế thị trường; phát triển doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh, nòng cốt của kinh tế đất nước; giữ vững các cân đối lớn, bảo đảm an ninh kinh tế; đẩy mạnh đa phương hóa và đa dạng hóa các quan hệ kinh tế, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác. Đặc biệt, lần đầu tiên Dự thảo nêu rõ yêu cầu: Nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế trước các tác động tiêu cực từ các biến động kinh tế thế giới; chủ động hoàn thiện hệ thống phòng vệ để bảo vệ doanh nghiệp và thị trường trong nước. Hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với những điều ước và cam kết quóc tế mà Việt Nam đã ký kết; Tăng cường đào tạo cán bộ…có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế v.v… Tất cả những điểm mới này là sự phát triển, bổ sung, cụ thể hóa cần thiết những nhận thức về nội dung, yêu cầu cơ chế nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình KTTTĐHXHCN ở nước ta cả hiện tại và tương lai.

Bên cạnh đó, thực tiễn cũng đòi hỏi Dự thảo vẫn cần tiếp tục bổ sung và phân định rõ hơn yêu cầu và nội dung về nâng cao năng lực và trách nhiệm của bộ máy quản lý nhà nước; hoàn thiện văn hóa quản lý và văn hoá doanh nghiệp; phát triển và trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao cho quản lý nhà nước, đoàn thể, lãnh đạo các hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp, trước hết là DNNN. Đặc biệt, cần nhấn mạnh hơn yêu cầu bảo đảm an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực nhận diện và vượt qua các hàng rào kỹ thuật trong các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế; triển khai đồng bộ và nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân, giữa các ngành, các cấp, các địa phương, đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác, nhất là các khuôn khổ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia-dân tộc …

Lựa chọn mô hình phát triển KTTTĐHXHCN không chỉ là sự cầu thị và hội nhập quốc tế trong tiếp thu KTTT như là thành quả văn minh chung của nhân loại, mà còn thể hiện sự trung thành và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Marx-Lenin của Đảng ta. Sự kết hợp KTTT với định hướng XHCN chính là nhấn mạnh phương thức kết hợp hiệu quả nhất “bàn tay thị trường” với “bàn tay nhà nước” trong một mô hình Nhà nước kiểu mới, đảm bảo tính đồng bộ và chủ động kiểm soát các mặt trái của các giải pháp chính sách, vì mục tiêu ngày càng nâng cao chất lượng sống và giải phóng người lao động.

Thực tế ghi nhận và đòi hỏi cần tiếp tục củng cố và thống nhất những nhận thức mới, đầy đủ và sâu sắc hơn về mô hình phát triển KTTTĐHXHCN của Việt Nam. Xây dựng thành công mô hình KTTTĐHXHCN vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng Việt Nam, là cơ chế bảo đảm gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường, phát huy dân chủ, sáng tạo và bảo vệ quyền con người, quyền công dân và người dân được hưởng thụ ngày một tốt hơn thành quả của công cuộc đổi mới; bảo đảm Việt Nam giữ vững được ổn định chính trị và kinh tế vĩ mô, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức canh tranh kinh tế; củng cố đồng thuận và đoàn kết xã hội; không ngừng cải thiện các quan hệ và vị thế quốc tế, tạo dựng được lòng tin và hình thành nên các cơ chế hợp tác có hiệu quả trong việc thúc đẩy quan hệ, ngăn ngừa, đẩy lùi các nguy cơ, kiểm soát các bất đồng và giải quyết các vấn đề nảy sinh, nhất là các vấn đề có thể tác động nghiêm trọng tới an ninh và phát triển của đất nước ta; xây dựng và phát triển đất nước phát triển nhanh, bền vững hơn trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng và toàn diện hơn.

Có thể nói, Dự thảo đã ghi nhận thêm nhiều dốc mốc mới tích cực trên hành trình liên tục hoàn thiện đồng bộ thể chế KTTTĐHXHCN ở Việt Nam.

Khai mạc các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao, kinh tế ASEAN Khai mạc các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao, kinh tế ASEAN

Sáng nay (10/11), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN để chuẩn ...

Vĩnh Phúc: “Cổng trường an toàn giao thông – thân thiện” ở trường Tiểu học Tề Lỗ Vĩnh Phúc: “Cổng trường an toàn giao thông – thân thiện” ở trường Tiểu học Tề Lỗ

Thời gian qua, “Cổng trường an toàn giao thông – thân thiện” của trường Tiểu học Tề Lỗ, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc luôn ...

Ông Phạm Văn Hoàn tiếp tục giữ chức Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Triều tỉnh Hải Dương Ông Phạm Văn Hoàn tiếp tục giữ chức Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Triều tỉnh Hải Dương

Ngày 6/11, tại Hải Dương, Hội Hữu nghị Việt – Triều tỉnh Hải Dương đã tổ chức Đại hội lần thứ IV nhiệm kỳ 2020-2025 ...

VGP News
Nguồn:

Tin bài liên quan

Costa Rica công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường

Costa Rica công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường

Ngày 5/8 tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại thương Costa Rica Manuel Tovar Rivera đã trao Công hàm về việc Costa Rica công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường. Với động thái này, Costa Ricatrở thành quốc gia thứ 73 công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.
"Việt Nam đáp ứng tất cả các tiêu chí công nhận nền kinh tế thị trường"

"Việt Nam đáp ứng tất cả các tiêu chí công nhận nền kinh tế thị trường"

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng đề nghị hai bên cần tiếp tục tăng cường trao đổi, Hoa Kỳ cần đánh giá một cách khách quan, tiến tới công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Hoan nghênh Mỹ xem xét công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Hoan nghênh Mỹ xem xét công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Việt Nam hoan nghênh Bộ Thương mại Hoa Kỳ tổ chức phiên điều trần ngày 8/5 vừa qua.

Các tin bài khác

10 giải pháp trọng tâm nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025

10 giải pháp trọng tâm nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025

Theo Cổng thông tin điện tử Quốc hội, sáng 5/5, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi đã trình bày Báo cáo thẩm tra về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2025. Tại đây, ông đã kiến nghị 10 nhóm giải pháp trọng tâm nhằm tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy nội lực và tạo đột phá trong điều hành kinh tế - xã hội.
Nâng tầm quan hệ với các nước bạn bè truyền thống trong kỷ nguyên mới

Nâng tầm quan hệ với các nước bạn bè truyền thống trong kỷ nguyên mới

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Cộng hòa Azerbaijan Ilham Aliyev, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin và Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tiến hành thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan, thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ ngày 5 đến 12/5.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp Nhà nước đến Kazakhstan, Azerbaijan và Belarus, thăm chính thức Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp Nhà nước đến Kazakhstan, Azerbaijan và Belarus, thăm chính thức Liên bang Nga

Ngày 5/5, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Azerbaijan và Cộng hòa Belarus; thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại; theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Cộng hòa Azerbaijan Ilham Aliyev, Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH", nêu rõ những giải pháp quan trọng trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Tạp chí Thời đại trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.

Đọc nhiều

Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Giữa núi rừng Mường Nhé, Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ đang âm thầm viết nên câu chuyện đổi mới giáo dục. Chương trình GDPT 2018 không chỉ được triển khai bài bản mà còn lan tỏa bằng sự kiên trì của thầy cô, khát vọng học tập của học trò và niềm tin vào con chữ nơi rẻo cao.
Tin quốc tế ngày 8/5: Mỹ muốn hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày

Tin quốc tế ngày 8/5: Mỹ muốn hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày

Mỹ muốn đóng vai trò trung gian hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Tổng thống Donald Trump ấn định ngày 8/5 là Ngày Chiến thắng phát xít của Mỹ; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày; Vatican chưa bầu được tân Giáo hoàng sau vòng bỏ phiếu đầu tiên... là những tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 8/5.
Từ ký ức chiến thắng đến hành trình “tiếp lửa” hữu nghị Việt - Nga

Từ ký ức chiến thắng đến hành trình “tiếp lửa” hữu nghị Việt - Nga

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Nga, phóng viên Tạp chí Thời đại đã có cuộc trao đổi với nhà báo Nguyễn Đăng Phát, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga về những ký ức không quên tại đất nước ông từng gắn bó và góc nhìn về quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Mật nghị Hồng Y 2025 & Kỳ vọng của giáo dân thế giới

Mật nghị Hồng Y 2025 & Kỳ vọng của giáo dân thế giới

Khi mặt trời lặn trên Quảng trường Thánh Peter (Vatican) vào cuối ngày 7/5 (giờ địa phương), khói đen bắt đầu bốc lên từ ống khói của Nhà nguyện Sistine, báo hiệu ngày đầu tiên của Mật nghị Hồng Y đã kết thúc mà giáo hoàng mới chưa được bầu.
Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông là không có giá trị

Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông là không có giá trị

Trong công văn gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển, Bộ Nông nghiệp và Môi trường khẳng định việc Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông là không có giá trị.
Trường học thân thiện – Chắp cánh tương lai cho học sinh Nậm Pồ

Trường học thân thiện – Chắp cánh tương lai cho học sinh Nậm Pồ

Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đang mang đến nhiều chuyển biến tích cực trong công tác giáo dục ở huyện vùng cao biên giới Nậm Pồ (Điện Biên).
Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Giữa núi rừng Mường Nhé, Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ đang âm thầm viết nên câu chuyện đổi mới giáo dục. Chương trình GDPT 2018 không chỉ được triển khai bài bản mà còn lan tỏa bằng sự kiên trì của thầy cô, khát vọng học tập của học trò và niềm tin vào con chữ nơi rẻo cao.
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động