Trang chủ Bờ cõi biển đảo Nhịp sống biển đảo
15:17 | 28/12/2021 GMT+7

Tướng Trung Quốc nêu lý do Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông sẽ khó đạt được trong năm 2022

aa
Một chuyên gia về chính sách quân sự của Trung Quốc vừa đưa ra nhiều lý do để cho rằng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa nước này với ASEAN sẽ khó đạt được trong năm 2022.
Trung Quốc áp dụng nhiều quy định mới nhằm thâu tóm Biển Đông Trung Quốc áp dụng nhiều quy định mới nhằm thâu tóm Biển Đông
Phối hợp tàu cá dân binh, sức mạnh quân sự, lực lượng chấp pháp như hải cảnh, Trung Quốc tự đặt ra các quy định để dần dần thâu tóm Biển Đông.
Đảo nhân tạo trong UNCLOS1982 và hoạt động sai trái của Trung Quốc trên Biển Đông Đảo nhân tạo trong UNCLOS1982 và hoạt động sai trái của Trung Quốc trên Biển Đông
Thời gian qua, Trung Quốc liên tục xây dựng bồi đắp một số thực thể, thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà họ dùng vũ lực cưỡng chiếm, thành các căn cứ quân sự. Để có cái nhìn đầy đủ hơn, chúng tôi xin cung cấp những tư liệu về thực trạng xây dựng bồi đảo nhân tạo trên thế giới cũng như việc làm trái công pháp quốc tế của Trung Quốc.

Ngày 27/12, tờ South China Morning Post đưa tin bà Yao Yunzhu, cựu thiếu tướng quân đội Trung Quốc và hiện là một chuyên gia về chính sách quân sự, vừa có bài viết đăng trên chuyên san World Affairs - một ấn phẩm được cho là có liên quan với Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Theo đó, bà Yao Yunzhu cho rằng COC có thể bị trì hoãn do các tranh chấp chưa được giải quyết, cũng như sự cạnh tranh địa chính trị gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc và đại dịch Covid-19… Các lý do này bao gồm việc liệu hiệp định có ràng buộc về mặt pháp lý hay không, phạm vi hiệu lực của COC, cũng như vai trò của các cường quốc ngoài khu vực đối với COC.

Đặc biệt, chuyên gia này nêu: “Khi các cuộc đàm phán đi vào chiều sâu, việc thương lượng sẽ trở nên căng thẳng hơn và sự can thiệp từ Mỹ và các cường quốc khác ngoài khu vực, khiến việc đạt được đồng thuận trở nên khó khăn hơn”. Thời gian qua, các chuyên gia Trung Quốc và chuyên gia quốc tế có quan hệ thân thiết với nước này thường xuyên có những bài viết với luận điểm cho rằng tình hình bất ổn ở Biển Đông là do sự can dự và các hoạt động quân sự của Mỹ tại đây. Với cách ngụy biện vừa nêu, Bắc Kinh đã chối bỏ toàn bộ trách nhiệm về việc không ngừng quân sự hóa, xây dựng hạ tầng, triển khai vũ khí và điều động lực lượng gây rối ở Biển Đông.

ASEAN và Trung Quốc cho đến nay đã thông qua Tuyên bố về Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC, năm 2002), Hướng dẫn thực hiện Tuyên bố (năm 2011), Khung cho Bộ quy tắc (năm 2017), và một "Văn bản đàm phán dự thảo duy nhất" (năm 2018). Tuy nhiên, Bộ quy tắc ứng xử cuối cùng vẫn chưa rõ ràng.

Vào năm 2017, ASEAN và Trung Quốc đạt thỏa thuận dự thảo khung của COC. Tuy nhiên, khi đó, phía Bắc Kinh cũng đã “móc” thêm ràng buộc qua lời phát biểu của Ngoại trưởng Vương Nghị rằng việc thúc đẩy COC đi kèm với “sự ổn định và không có can thiệp từ bên ngoài”.

Chính vì thế, việc thiếu tướng về hưu Yao Yunzhu đưa ra các lý luận trên ẩn chứa khả năng Bắc Kinh sẽ lấy lý do các hoạt động của Washington nhằm tạo cớ trì hoãn quá trình đàm phán COC.

Tướng Trung Quốc nêu lý do Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông sẽ khó đạt được trong năm 2022

Khinh hạm Type 054A là xương sống của hạm đội tàu chiến mặt nước Trung Quốc. Ảnh: SOUTH CHINA MORNING POST

Trước đó, tại Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Trung Quốc ngày 7/6 tổ chức tại Trùng Khánh, Trung Quốc nhằm kỷ niệm 30 năm quan hệ đối tác đã ra tuyên bố “ASEAN và Trung Quốc cùng cam kết đẩy nhanh nối lại đàm phán văn kiện COC thông qua các hình thức trực tuyến, “hướng tới hoàn tất sớm một bộ COC thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Hội nghị đã khẳng định quyết tâm hoàn thành lộ trình 3 năm đàm phán COC 2018-2021 bất kể những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Ngoài ra, theo tờ The Phnom Penh Post trong cuộc tiếp Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwina ở Phnom Penh ngày 17/12, Thủ tướng Hun Sen đưa ra tuyên bố Campuchia sẽ nỗ lực làm việc để đạt sự đồng thuận về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) khi nước này đảm nhận chức chủ tịch ASEAN trong năm 2022.

“Lập trường của Campuchia về Biển Đông là thúc đẩy việc thực hiện nghiêm ngặt Tuyên bố ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC) và chúng tôi kêu gọi các quốc gia liên quan đàm phán và nỗ lực làm việc để đạt một COC có thể cùng nhất trí”, ông Hun Sen nói.

“Tôi sẽ làm việc với các nước ASEAN khác, cùng với CHND Trung Hoa, để đàm phán cho ra COC hiệu quả và có thể chấp nhận. Việc này cũng sẽ đánh dấu tròn 20 năm ký kết Tuyên bố ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC)”, Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh hôm 15/12, theo cổng thông tin Fresh News.

Tuyên truyền văn kiện pháp lý về biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc Tuyên truyền văn kiện pháp lý về biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc
Phòng Chính trị và Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng phối hợp với Trường THCS Tân Giang, thành phố Cao Bằng vừa tổ chức buổi ngoại khóa tuyên truyền 3 văn kiện pháp lý biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc.
Việt Nam phản ứng thông tin máy bay Trung Quốc diễn tập trên Biển Đông Việt Nam phản ứng thông tin máy bay Trung Quốc diễn tập trên Biển Đông
Việt Nam nhất quán chủ trương mong muốn Biển Đông là khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Vĩnh Bảo
Nguồn:

Tin bài liên quan

Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông là không có giá trị

Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông là không có giá trị

Trong công văn gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển, Bộ Nông nghiệp và Môi trường khẳng định việc Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông là không có giá trị.
Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?

Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?

Dù kinh tế gặp khó, Trung Quốc vẫn nắm lợi thế vượt trội nhờ kiểm soát dài hạn và không bị áp lực bầu cử. Tổng thống Trump liệu có sai lầm chiến lược khi chơi “ván cờ thuế quan” với Trung Quốc?
Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa

Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa

Việt Nam đã giao thiệp và trao công hàm phản đối các quốc gia liên quan về các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với đá Hoài Ân và các thực thể liên quan khác của Trường Sa.

Các tin bài khác

Tàu Hải quân Hàn Quốc thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng

Tàu Hải quân Hàn Quốc thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng

Ngày 4/5, tàu khu trục Kang Gam Chan của Hải quân Hàn Quốc, do Đại tá Kwon Yong Gu chỉ huy cùng 296 thủy thủ đoàn đã cập cảng Tiên Sa, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị kéo dài từ ngày 4-6/5 tại thành phố Đà Nẵng.
Hải quân Việt Nam - Campuchia rút kinh nghiệm tuần tra trên vùng nước lịch sử

Hải quân Việt Nam - Campuchia rút kinh nghiệm tuần tra trên vùng nước lịch sử

Ngày 28/4 tại TP. Sihanoukville (tỉnh Preah Sihanouk, Campuchia), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam phối hợp với Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng gia Campuchia tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm lần thứ 35 về hoạt động tuần tra chung lần thứ 77 và 78 giữa hải quân hai nước trong vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia.
Cấp cứu ngư dân tỉnh Bình Định khi khai thác hải sản tại Trường Sa

Cấp cứu ngư dân tỉnh Bình Định khi khai thác hải sản tại Trường Sa

Ngày 27/4/2025, Bệnh xá Đảo Song Tử Tây, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân tiếp nhận và điều trị cho ngư dân tỉnh Bình Định bị giảm áp khi khai thác hải sản trên khu vực quần đảo Trường Sa.
Hải quân Vùng 5 lan tỏa văn hóa đọc, bồi đắp tình yêu Tổ quốc

Hải quân Vùng 5 lan tỏa văn hóa đọc, bồi đắp tình yêu Tổ quốc

Từ ngày 15/4 đến 2/5 tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Thư viện Vùng 5 Hải quân tổ chức triển lãm, trưng bày và giới thiệu sách với chủ đề “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hoạt động nhằm hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 4, đồng thời thiết thực chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và Quân chủng Hải quân.

Đọc nhiều

Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Giữa núi rừng Mường Nhé, Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ đang âm thầm viết nên câu chuyện đổi mới giáo dục. Chương trình GDPT 2018 không chỉ được triển khai bài bản mà còn lan tỏa bằng sự kiên trì của thầy cô, khát vọng học tập của học trò và niềm tin vào con chữ nơi rẻo cao.
Tin quốc tế ngày 8/5: Mỹ muốn hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày

Tin quốc tế ngày 8/5: Mỹ muốn hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày

Mỹ muốn đóng vai trò trung gian hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Tổng thống Donald Trump ấn định ngày 8/5 là Ngày Chiến thắng phát xít của Mỹ; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày; Vatican chưa bầu được tân Giáo hoàng sau vòng bỏ phiếu đầu tiên... là những tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 8/5.
Từ ký ức chiến thắng đến hành trình “tiếp lửa” hữu nghị Việt - Nga

Từ ký ức chiến thắng đến hành trình “tiếp lửa” hữu nghị Việt - Nga

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Nga, phóng viên Tạp chí Thời đại đã có cuộc trao đổi với nhà báo Nguyễn Đăng Phát, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga về những ký ức không quên tại đất nước ông từng gắn bó và góc nhìn về quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Mật nghị Hồng Y 2025 & Kỳ vọng của giáo dân thế giới

Mật nghị Hồng Y 2025 & Kỳ vọng của giáo dân thế giới

Khi mặt trời lặn trên Quảng trường Thánh Peter (Vatican) vào cuối ngày 7/5 (giờ địa phương), khói đen bắt đầu bốc lên từ ống khói của Nhà nguyện Sistine, báo hiệu ngày đầu tiên của Mật nghị Hồng Y đã kết thúc mà giáo hoàng mới chưa được bầu.
Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông là không có giá trị

Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông là không có giá trị

Trong công văn gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển, Bộ Nông nghiệp và Môi trường khẳng định việc Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông là không có giá trị.
Trường học thân thiện – Chắp cánh tương lai cho học sinh Nậm Pồ

Trường học thân thiện – Chắp cánh tương lai cho học sinh Nậm Pồ

Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đang mang đến nhiều chuyển biến tích cực trong công tác giáo dục ở huyện vùng cao biên giới Nậm Pồ (Điện Biên).
Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Giữa núi rừng Mường Nhé, Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ đang âm thầm viết nên câu chuyện đổi mới giáo dục. Chương trình GDPT 2018 không chỉ được triển khai bài bản mà còn lan tỏa bằng sự kiên trì của thầy cô, khát vọng học tập của học trò và niềm tin vào con chữ nơi rẻo cao.
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, khu vực Bắc Bộ được dự báo chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều và tối 2/5, khu vực Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, Tây Nguyên có mưa dông cục bộ, có nơi mưa to. Chiều và tối 3/5, hai khu vực này có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 2/5 không khí lạnh cuối mùa có cường độ suy yếu và lệch đông nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ giảm mưa, trưa chiều trời nắng; nền nhiệt cao nhất tăng nhẹ 2-3 độ, đến mức 31 độ.
Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (1/5, ngày thứ hai của kỳ nghỉ lễ dịp 30/4-1/5), do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường bổ sung nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có giông.
Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều 30/4 đến ngày 1/5, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 15-40mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 29/4 miền Bắc chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp, gây mưa dông diện rộng, trong khi miền Nam duy trì nắng nóng gay gắt kéo dài trước kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Phiên bản di động