Trang chủ Bờ cõi biển đảo Lịch sử chủ quyền
09:46 | 22/07/2019 GMT+7

Vị thế của biển trong mắt các vị vua đầu triều Nguyễn

aa
Vua Nguyễn Ánh - Gia Long là người hiểu về vị trí quan trọng của biển bởi một phần đời của ông phải sống trên biển; con người ấy hẳn nhiên biết quý trọng biển cả.
Ban hành quy định hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam Vùng Cảnh sát biển 1 đưa bác sĩ ra mổ cấp cứu thành công sản phụ nguy kịch ở Bạch Long Vĩ Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 cảm ơn sự đồng hành của Báo Thời Đại

Bàn về cơ lược dùng binh, nhớ tới những năm tháng bôn ba, Gia Long dụ rằng: “Côn Lôn, Phú Quốc, Thị Nại, Cù Mông trẫm cùng với các tướng sĩ các ngươi đã trăm trận đánh vất vả mới có ngày nay. Lúc yên đừng quên lúc nguy. Đó thực là đạo giữ nước yên dân”. Chính vì thế, bảo vệ quốc gia từ phía biển luôn được Gia Long quan tâm, đề phòng bằng những hệ thống phòng thủ vùng biển cũng như việc tuần tra, khẳng định chủ quyền trên vùng biển, đảo.

Năm 1803, nước Hồng Mao (Anh) “sai sứ đến dâng phương vật, dâng biểu xin thông thương. Lại xin cho người nước ấy ở lại Đà Nẵng, đi lại buôn bán”. Gia Long cho rằng: “tiên vương kinh dinh việc nước, không để người Hạ lẫn với người Di, đó thực là ý đề phòng từ lúc việc còn nhỏ. Người Hồng Mao gian giảo trí trá, không phải nòi giống ta, lòng họ hẳn khác, không cho ở lại, ban cho ưu hậu mà khiến về, khước từ những phương vật mà họ hiến”. Sau đó Hồng Mao thêm hai ba lần dâng thư xin thông thương, Gia Long đều không bằng lòng, tất cả chỉ là ý đề phòng từ xa.

Tháng 9 năm 1806, làm xong sách Nhất thống dư địa chí: núi sông hiểm trở, đường xá xa gần, giới hạn, nguồn sông, cửa biển… đều phải chép hết, để phục vụ cho sự hiểu biết về vùng biển, phục vụ đắc lực trong công tác hải vận và tuần phòng.

Đại Nam nhất thống toàn đồ vẽ thời Minh Mạng cho biết diện mạo khác hoàn chỉnh của cương vực, lãnh thổ Việt Nam. Các cửa sông, cửa biển, tấn sở được ghi chép ở miền Trung như sau: Chính Đại, Hãng tấn, Bạng tấn, Cờn hải, Hội hải, Nhượng hải, Tấn hải, Khẩu hải, Linh giang, Nhật Lệ, Tùng dương, Việt An, Thuận An, Tư Hiền, Cảnh Dương, Chu Mại, Hải Vân, Câu Đê hải khẩu, Đại Cát, Đại Cát Mặc, Thị Nại, Xuân Đài…

Nhà nước thường xuyên tổ chức thăm dò, đo vẽ cửa biển, đường biển phục vụ cho vận tải và quân đội. Đây là nhiệm vụ thường xuyên của các cửa biển, do quan Trấn thủ, Thủ ngự chỉ huy. Tài liệu cho biết: Tháng Giêng năm 1813, “hạ lệnh cho các trấn thủ dọc biển các địa phương đo những nơi các cửa biển sở tại, sâu nông rộng hẹp thế nào, hàng năm cứ đến mùa xuân mùa đông thì dâng đồ bản lên. Bộ Công sẽ đưa đồ bản cho các đội thuyền vận tải của thủy quân để cho biết đường thủy khó dễ thế nào”. Tháng 2 - 1815, sai đội Hoàng Sa là bọn Phạm Quang Ảnh ra đảo Hoàng Sa thăm dò đường biển. Tháng 3-1816, “sai các dinh trấn, xem đo đường biển cách nhau xa gần bao nhiêu, vẽ bản đồ dâng lên và sai thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng sa để thăm dò đường thủy. Tháng 6-1817, thuyền Mã Cao đậu Đà Nẵng, đem địa đồ đảo Hoàng Sa dâng lên. Thưởng cho 20 lạng bạc. Tháng 3-1820, Minh Mạng giao cho quan thủ ngự còn có nhiệm vụ “cắm tiêu” tại những cửa biển để hướng dẫn thuyền qua lại” . Như thế từ đầu việc xác định cương giới đã được ý thức rất sớm và đúng đắn.

Muốn bảo vệ vùng biển, không chỉ hiểu biết đường biển, vùng biển mà còn cần một lực lượng thủy binh mạnh, biết chiến đấu hiệu quả trên biển. Gia Long đã rất quan tâm tới thủy binh, hàng năm cứ tháng Giêng lại tiến hành thao diễn phép chèo thuyền. Trong những ngày lễ này, vua mặc áo trận, đeo gươm và ban phát hiệu lệnh.

Thủy quân và thuyền chiến thời Nguyễn thực sự hùng mạnh trong khu vực, lại được huấn luyện theo binh pháp châu Âu. Từ năm 1789, theo lời khuyên của Bá Đa Lộc, “Nguyễn Ánh ra sức tăng cường thủy binh, trở thành lực lượng thủy binh mạnh nhất chưa từng có ở vùng biển Ấn Độ” . Tài liệu người Anh đến Phú Xuân năm 1819, cho biết nhà Nguyễn có tới 2530 chiến thuyền các loại và “bất cứ lúc nào nhà vua cũng có thể huy động thêm thuyền buôn và thuyền chài đi lại chi chít ngoài ven biển”.

Thời Minh Mạng, thủy quân tiếp tục được chú trọng, dụ năm 1825, cho biết “nay thủy quân ở kinh, hiện đã đặt thêm nhiều, mà các địa phương ven biển cũng đều có thủy quân… Tất cả phải diễn tập cho tinh thạo, phòng khi dùng đến, còn về phòng thủ thì “những chỗ xung yếu ở gần bể như cửa bể Thuận An, cửa bể Tư Dung không đâu là không lập pháo đài”.

Hội điển chép về việc diễn tập thuyền bè khá chi tiết. Như đầu thời Nguyễn, đã chuẩn định các cơ đội thủy sư thao diễn thuyền hải đạo bao gồm các cơ: Tả thủy, Tiền thủy, Hậu thủy, Hữu thủy, Tả dực, Hữu dực, Tiền dực; các đội Tả thủy, Hữu thủy, Tiền thủy, Tả bính, Tiền bính, Hậu bính, Bố phường, doanh Hữu thủy; có 12 đội nội thủy, quả là một lực lượng hùng hậu; “lại rước vua ra cửa biển Noãn Hải duyệt quân Diệu thủy thao diễn thuyền chiến ở các cửa biển Tư Hiền, Đại Chiêm”. Về sau chuẩn: lấy ngày 1 tháng 5 thao diễn thuyền quân hải đạo. Việc thao diễn của các loại thuyền được Hội điển ghi chép kỹ ở quyển 157, và lưu ý rằng thuyền bọc đồng ở Sơn Trà cũng thao diễn: “mỗi tháng hai lần hoặc một lần ra biển thao diễn, cần được thông thạo”.

Các vua đầu triều Nguyễn đương thời đều thân hành xem xét các cửa biển, đặc biệt là cửa Thuận An và Đà Nẵng và có những đánh giá rất cao về vị thế chiến lược của các cửa biển này. Như năm 1830, Minh Mạng xem pháo đài Trấn Hải và đánh giá: “thật là thành bằng đồng và hào chứa nước sôi của Kinh sư vậy”.

Minh Mạng năm thứ 10 (1829), dụ rằng: “bờ cõi nước ta dài theo ven biển, vốn dùng binh thuyền làm nghề sở trường. Triều Lê bỏ việc võ bị ở ven biển, nhà Tây Sơn thao diễn hải quân không được tinh thục, để cho đến nỗi mất nước. Đức hoàng khảo Thế tổ Cao hoàng đế nhà ta, khôi phục đất cũ, uy danh dậy khắp bốn phương, phần nhiều nhờ sức thủy quân, nay dẫu ở lúc thừa bình, càng không nên bỏ qua, phải sức cho quân lính thao diễn ngày thêm thuần thục, lại nhân thể tuần tiễu ngoài khơi, cũng là làm một việc mà được cả hai điều tiện lợi. Mới khiến thủy quân tuần tiễu phận bể, từ Quảng Trị trở về phía bắc đi lại thao diễn, lại sai các địa phương ở gần hải phận, xem xét có những kẻ đá nằm ngầm đáy nước, sâu nông rộng hẹp thế nào, vẽ thành đồ bản giao cho thủy quân để biết chỗ nào hiểm trở, chỗ nào bằng phẳng”.

vi the cua bien trong con mat cac vua dau trieu nguyen

Bản đồ cổ dưới thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn khẳng định hai địa danh Vạn lý Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.


Khi cử Nguyễn Tri Phương vào giữ chức Tuần phủ Quảng Nam, Quảng Ngãi năm 1840, Minh Mạng nói về việc phòng giữ cửa biển là để “bọn giặc dù muốn dòm nom cũng không thể thừa được sơ hở của ta. Đó là kế hoạch lớn, ràng rịt cửa tổ ngay từ lúc chưa mưa, để giữ vững bờ cõi của mình”.Bản đồ cổ dưới thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn khẳng định hai địa danh Vạn lý Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Vừa thao diễn lại kết hợp tuần tiễu là việc làm có nhiều điều lợi, được Minh Mạng quan tâm. Năm 1831, binh thuyền đi tuần tra mặt biển “đi lại diễn tập, phóng chạy, đều hướng vào chỗ sâu và các đảo lớn, đảo nhỏ, đi tuần quanh khắp hết, cần khiến cho lúc tiến lúc dừng đều được rèn kỹ, đường biển đều biết hết cả”.

Thiệu Trị nhiều lần xuống Thuận An, có một lần (5-1847) ông xuống Thuận An xem tập thủy trận, hôm sau “đem ra 8 bài thơ vịnh cảnh Thuận An cho các quan xem”.

Với việc thăm dò ráo riết cũng như sự xuất hiện này càng nhiều các hạm đội phương Tây trên vùng biển Việt Nam, tháng 10-1839, Minh Mạng sai phái thuyền ra ngoại dương “làm việc công”. Minh Mạng cho biết mục đích của nó: “Không phải để mua hàng hóa mà để biết rõ núi sông phong tục, nhân vật, xem kỹ la bàn, ghi chép rõ ràng cho biết phương hướng… Ta phái binh thuyền đến nước ngoài là muốn quen đường biển và biết tình thế phong tục các nơi, không phải để cầu lợi”.

Về hải đảo, các vua Nguyễn tiếp tục có cái nhìn đúng đắn về các quần đảo của Đại Việt. Đó là sự kế thừa cái nhìn hướng biển của cha ông. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn trong khảo cứu “Thử đặt vấn đề Hoàng Sa”, phân tính các tài liệu của Lê Quý Đôn (Phủ biên tạp lục), Phan Huy Chú (Lịch triều hiến chương loại chí); các bản đồ thời Lê, toàn tập “Thiên Nam lộ đồ” của Maspéro (1741) và “Giao châu chí” cũng của Maspéro để lại, có bức đồ “Quảng Nam xứ” (đời Lê), rồi “Hồng Đức bản đồ” “Thuận Hóa địa đồ nhật trình”, “Quảng Nam địa đồ nhật trình”,…Giáo sư kết luận: “Về các bản đồ trước thời Gia Long cho biết rằng “bãi” Tràng Sa hoặc Cát Vàng được coi là phần quan trọng của đất Việt”.

Với cái nhìn đúng đắn, năm 1816 Gia Long tiếp tục khẳng định chủ quyền ở Hoàng Sa. Sự kiện này cũng được người Anh quan tâm, linh mục Taberd đã viết về Hoàng sa trên hai số báo: “tuy rằng cái thứ quần đảo này không có gì ngoài đá tảng và những cồn lớn nó hứa hẹn nhiều bất tiện hơn lợi, vua Gia Long đã nghĩ tăng lãnh thổ bằng cách chiếm thêm cái đất buồn bã này. Năm 1816 ông đã tới long trọng cắm cờ ông và chính thức giữ giữ chủ quyền các hòn đảo này, mà hình như không một ai tranh giành với ông”.

Trên thực tế, chỉ một thời gian ngắn quần đảo này lại có giá trị lớn: “những đảo ấy đáng lẽ không giá trị nếu nghề chài ở đó không phồn thịnh và không bù hết mọi nguy nan cho kẻ phiêu lưu. Từ lâu đời, những thuyền phần lớn là từ Hải Nam tới đã hàng năm thăm các bãi nổi này và tiến hành cuộc viễn du ra xa đến tận bờ đảo Borneo… Chính phủ An Nam thấy những món lợi có thể mang lại nếu một ngạch thuế được đặt ra bèn lập những người trưng thuyền và một trại quân nhỏ ở chỗ này để thu thuế mà người ngoài tới đây đều phải trả và để bảo vệ người đánh cá bản quốc”.

Chaigneau (Nguyễn Văn Thắng) ghi lại việc Gia Long khẳng định chủ quyền Hoàng Sa rằng: “nước Cochinchine mà vua bây giờ lấy hiệu Hoàng đế gồm xứ Cochinchine thật hiệu, xứ Đông kinh, một phần xứ Cao Miên, một vài đảo có cư dân không xa bờ bể và quần đảo Paracel hợp thành bởi những tiểu đảo, gềnh, đá không dân cư. Chỉ đến năm 1816, mà Hoàng đế bây giờ mới lấy chủ quyền trên quần đảo ấy”.

Tháng Giêng năm 1836, Minh Mạng sai “thủy quân suất đội Phạm Hữu Nhật đem binh thuyền qua Quảng Ngãi, thẳng tới bãi Hoàng Sa, không nệ hòn cù lao nào, hễ dài ngang, rộng cao, chu vi và 4 phía gần đó có đó mọc cát ngầm hay không, từ cửa biển ra đó đường thủy đi mấy dặm; đá gần bờ biển huyện nào, làng nào; đến đâu khám xét rõ ràng; rồi cắm tiêu làm dấu vẽ thành đồ bản đem lên ngài ngự lãm”.

Năm 1835 nhà Nguyễn cho lập đền thờ thần Hoàng Sa ở bãi biển tỉnh Quảng Ngãi: “bãi Hoàng Sa ở ngoài biển có một chỗ cây cối rậm tốt, trong cồn có giếng, phía tây nam có cổ miếu có bia khắc bốn chữ “Vạn lý ba bình”. Ngài sai cho lập miếu dựng bia, đàng trước xây cái bình phong”.

Hoàng Việt địa dư chí (không đề tên trác giả) cung cấp cho chúng ta biết những tư liệu quý bổ sung về việc khai thác, khẳng định chủ quyền ở Hoàng Sa. “Quần đảo Hoàng Sa ở ngoài khơi, vua các đời trước đặt ra đội quân giữ Hoàng Sa gồm 70 người, thường là lấy người xứ An Vĩnh (Quảng Ngãi - huyện Bình Sơn - phủ Tư Nghĩa) để luôn luôn canh giữ. Hàng năm cứ đến tháng 3 nhận lệnh mang theo lương thực trong 6 tháng rồi dùng 5 chiếc thuyền ra khơi, đi trong 3 ngày 3 đêm thì đến đảo, đến nơi vừa canh giữ vừa đánh cá mà ăn. Vật báu ở đó rất nhiều, nên đội quân này vừa làm nhiệm vụ canh giữ, vừa khai thác vật báu”.

Châu bản thời Minh Mạng cho biết về việc vãng thám, khẳng định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa như sau: “Phúc tấu của bộ Công ngày 12 tháng 2 năm Minh Mạng 17 (1836), châu phê: “mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ (cột mốc) dài 4,5 thước, rộng 5 tấc khắc sâu hàng chữ “Năm Bính Thân (Minh Mạng 17), họ tên cai đội thủy quân phụng mệnh đi đo đạc cắm mốc ở Hoàng Sa để lưu dấu”. Đã phái thủy quân chánh đội trưởng Phạm Hữu Nhựt, giờ Mão hôm qua đi Ô thuyền rời Thuận An vào Quảng Ngãi quản suất việc vãng thám Hoàng Sa kỳ nầy. Bộ đã cho làm đủ số cột mốc gửi gấp vào Quảng Ngãi. Châu cải (vua sửa lại): “báo gấp cho Quảng Ngãi thực thi ngay, giao cho tên ấy nhận biện”. Châu phê: “thuyền nào đi tới đâu cắm mốc tới đó để lưu dấu”.

Việc vãng thám Hoàng Sa rất quan trọng, tuy vất vả nhưng rất được quan tâm, đặc biệt là thời Minh Mạng, nhà nước thường hỗ trợ nhiều cho những người tham gia, dụ ngày ngày 13-7-1837, cho biết “trước có phái thủy sư, giám thành, binh dân hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định đi Hoàng Sa đo đạc, cắm mốc, vẽ đồ, trừ bọn Phan Văn Biện gồm 4 tên cam tội đã có chỉ phạt trượng. Còn binh dân đi theo lặn lội biển cả cực khổ, thưởng mỗi tên binh đinh một tháng lương, dân phu mỗi tên 2 quan tiền [2, 191]. Tấu của Quảng Ngãi ngày 19 tháng 7 năm Minh Mạng 19 (1838): “xin chiếu lệ miễn thuế năm nay cho hai thuyền “Bổn chinh thuyền” đã đưa binh dân đến Hoàng Sa đo đạc giáp vòng từ hạ tuần tháng 3 tới hạ tuần tháng 6, hoàn tất công vụ nay đã trở về”.

Vào thời Thiệu Trị, việc vãng thám vẫn được tiếp tục, nhưng vào gian đoạn sau, từ năm 1845, vì “công vụ bận rộn” nên việc vãng thám luôn bị châu phê “đình hoãn” mỗi khi bộ Công xin ý kiến. Phúc tấu của bộ Công ngày 26 tháng 1 Thiệu Trị thứ 7 (1847): Tháng 6 Thiệu Trị 5 (1845) phụng sắc về việc đình hoãn thám Hoàng Sa. Nay phúc tấu đợi chỉ có nên vãng thám Hoàng Sa kì này hay không ?. Châu phê: “đình hoãn”.

Tấu của bộ Công ngày 28-12 Thiệu Trị thứ 7 (1847): hàng năm vào mùa xuân, theo lệ phái binh thuyền vãng thám Hoàng Sa thuộc hải cương nước nhà cho thành thục đường đi lối lại. Năm 1845 có chỉ đình hoãn kỳ vãng thám 1846. Vì công vụ bận rộn, năm nay cũng xin được đình hoãn. Châu phê: “đình hoãn”.

Với những trình bày trên cho thấy các vua Nguyễn rất quan tâm tới vùng biển. Trong cái nhìn của các vua Nguyễn, vị thế của biển, đảo được đánh giá rất cao, thể hiện cái nhìn hướng biển đúng đắn. Đó là cơ sở để các vua Nguyễn tổ chức và tiến hành các hoạt động bảo vệ vùng biển.

vi the cua bien trong con mat cac vua dau trieu nguyen Làng Mỹ Lợi: Nơi lưu giữ nhiều văn bản giá trị về quần đảo Hoàng Sa

Đình làng Mỹ Lợi thuộc huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) là nơi lưu giữ các văn bản quý hiếm, có giá trị về việc ...

vi the cua bien trong con mat cac vua dau trieu nguyen Dụ của vua Bảo Đại tách quần đảo Hoàng Sa từ tỉnh Nam Ngãi nhập về tỉnh Thừa Thiên Huế (1938)

Dụ của vua Bảo Đại số 10 ngày 29/2 năm Bảo Đại thứ 13 (30/3/1938), tách quần đảo Hoàng Sa khỏi địa hạt tỉnh Nam ...

vi the cua bien trong con mat cac vua dau trieu nguyen Tàu cá bị mắc cạn ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa được lai dắt về bờ an toàn

Tàu cá QNg-90499 TS hỏng máy sau khi tránh bão số 2 nên bị trôi dạt và có nguy cơ mắc cạn trên vùng biển ...

vi the cua bien trong con mat cac vua dau trieu nguyen Trung Quốc cấm đánh bắt cá ở Biển Đông: Việt Nam kiên quyết phản đối

Việt Nam phản đối và kiên quyết bác bỏ quyết định đơn phương này của phía Trung Quốc. Quy chế này xâm phạm chủ quyền ...

vi the cua bien trong con mat cac vua dau trieu nguyen Ngư dân Lý Sơn trúng đậm mẻ cá hơn nửa tỷ đồng ở Hoàng Sa

Sau 15 ngày ra khơi, thuyền trưởng Nguyễn Lộc cùng nhóm ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) trở về với mẻ lưới cá bè và ...

vi the cua bien trong con mat cac vua dau trieu nguyen Bất ngờ với những tư liệu lịch sử quý về Hoàng Sa và Trường Sa

TĐO-Triển lãm đã khơi dậy lòng yêu nước và quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương của người dân. Triển lãm cung ...

Hải Bình/Cảnh sát biển
Nguồn: canhsatbien.vn

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

37 năm sự kiện Gạc Ma: Tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc

37 năm sự kiện Gạc Ma: Tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc

Vào ngày này cách đây 37 năm, ngày 14/3/1988, 64 chiến sỹ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã vĩnh viễn nằm lại giữa biển sâu để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc trên Biển Đông.
Gắn mã QR cho tư liệu, hình ảnh tại triển lãm biển, đảo tại Đà Nẵng

Gắn mã QR cho tư liệu, hình ảnh tại triển lãm biển, đảo tại Đà Nẵng

Ngày 11/3, tại Đà Nẵng, Vùng 3 Hải quân phối hợp với Thành Đoàn Đà Nẵng, Nhà Trưng bày Hoàng Sa tổ chức khai mạc triển lãm tư liệu, hình ảnh với chủ đề "Tuổi trẻ với biển đảo quê hương" kết hợp tuyên truyền biển, đảo tại Trường Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng.
Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng"

Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng"

Ngày 10/3, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước phối hợp với Bộ tư lệnh Vùng 2 Quân chủng Hải quân tổ chức Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng" và “Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng – 70 năm hành trình giữ biển”.
Tuyên bố của Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ‎trong Vịnh Bắc Bộ

Tuyên bố của Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ‎trong Vịnh Bắc Bộ

Ngày 21/2, căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-UBTVQH15 ngày 14/2/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ.

Đọc nhiều

Việt Nam - Azerbaijan: Hoài niệm đẹp cần được tiếp nối bằng thành tựu mới

Việt Nam - Azerbaijan: Hoài niệm đẹp cần được tiếp nối bằng thành tựu mới

Nhân chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới 4 nước bạn bè truyền thống của Việt Nam, trong đó có Azerbaijan, phóng viên tạp chí Thời đại đã có cuộc trao đổi với TSKH. Nghiêm Vũ Khải, Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Việt Nam - Azerbaijan, Nguyên Trưởng ban liên lạc các cựu sinh viên Việt Nam tại Azerbaijan về những kỷ niệm sâu sắc, kỳ vọng vào tương lai và vai trò của đối ngoại nhân dân trong việc củng cố quan hệ hai nước.
Tin quốc tế ngày 8/5: Mỹ muốn hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày

Tin quốc tế ngày 8/5: Mỹ muốn hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày

Mỹ muốn đóng vai trò trung gian hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Tổng thống Donald Trump ấn định ngày 8/5 là Ngày Chiến thắng phát xít của Mỹ; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày; Vatican chưa bầu được tân Giáo hoàng sau vòng bỏ phiếu đầu tiên... là những tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 8/5.
Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Giữa núi rừng Mường Nhé, Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ đang âm thầm viết nên câu chuyện đổi mới giáo dục. Chương trình GDPT 2018 không chỉ được triển khai bài bản mà còn lan tỏa bằng sự kiên trì của thầy cô, khát vọng học tập của học trò và niềm tin vào con chữ nơi rẻo cao.
Diễu hành “Đoàn quân bất tử” tại Hà Nội: Tri ân, kết nối, tiếp bước lịch sử

Diễu hành “Đoàn quân bất tử” tại Hà Nội: Tri ân, kết nối, tiếp bước lịch sử

Ngày 6/5 tại Hà Nội, Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tổ chức lễ kỷ niệm nhân dịp 80 năm Ngày Chiến thắng trong Cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 - 9/5/202) và 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2025).
Trường học thân thiện – Chắp cánh tương lai cho học sinh Nậm Pồ

Trường học thân thiện – Chắp cánh tương lai cho học sinh Nậm Pồ

Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đang mang đến nhiều chuyển biến tích cực trong công tác giáo dục ở huyện vùng cao biên giới Nậm Pồ (Điện Biên).
Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Giữa núi rừng Mường Nhé, Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ đang âm thầm viết nên câu chuyện đổi mới giáo dục. Chương trình GDPT 2018 không chỉ được triển khai bài bản mà còn lan tỏa bằng sự kiên trì của thầy cô, khát vọng học tập của học trò và niềm tin vào con chữ nơi rẻo cao.
Hải quân Vùng 5 khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người dân Phú Quốc

Hải quân Vùng 5 khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người dân Phú Quốc

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955 - 7/5/2025), từ ngày 5 đến 7/5, Đội điều trị 78 (Phòng Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân) tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho nhân dân trên địa bàn TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, khu vực Bắc Bộ được dự báo chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều và tối 2/5, khu vực Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, Tây Nguyên có mưa dông cục bộ, có nơi mưa to. Chiều và tối 3/5, hai khu vực này có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 2/5 không khí lạnh cuối mùa có cường độ suy yếu và lệch đông nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ giảm mưa, trưa chiều trời nắng; nền nhiệt cao nhất tăng nhẹ 2-3 độ, đến mức 31 độ.
Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (1/5, ngày thứ hai của kỳ nghỉ lễ dịp 30/4-1/5), do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường bổ sung nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có giông.
Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều 30/4 đến ngày 1/5, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 15-40mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 29/4 miền Bắc chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp, gây mưa dông diện rộng, trong khi miền Nam duy trì nắng nóng gay gắt kéo dài trước kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Phiên bản di động