WB: kinh tế Việt Nam khởi đầu mạnh mẽ ngay từ đầu năm 2022
Theo báo cáo vừa được WB công bố, tốc độ tăng trưởng chỉ số sản xuất công nghiệp của Việt Nam đạt 2,4% trong tháng 1/2022 so cùng kỳ năm trước. Sản xuất các sản phẩm kim loại, may mặc và giày da tăng trưởng trên 10% so cùng kỳ năm trước.
Đồng thời, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng rõ rệt từ 52,5% trong tháng 12/2021 lên 53,7%. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 5/2021, cho thấy điều kiện kinh doanh đã được cải thiện đáng kể.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ghi nhận tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm trước lần đầu tiên kể từ tháng 5/2021. Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2022 tăng 6,7% so tháng trước và 1,3% so cùng kỳ năm trước.
Nguồn: WB |
Doanh số bán lẻ hàng hóa chiếm trên 80% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, tăng 7,0% so với tháng trước và 4,3% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 5,2% so với tháng trước nhưng vẫn thấp hơn 2,2% so với cùng kỳ năm trước.
Thương mại hàng hóa thặng dư 1,4 tỷ USD, trong đó tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa tháng 1/2022 tăng 8,1% so cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, xuất khẩu ngành dệt may vẫn tăng trưởng mạnh, tăng tốc từ 27,7% (so cùng kỳ năm trước) trong tháng 12/2021 lên 34,4%.
Tăng trưởng nhập khẩu vẫn được duy trì vững chắc ở tốc độ 11,3% (so cùng kỳ năm trước), so với 13,3% (so cùng kỳ năm trước) trong tháng trước đó.
Nguồn: WB |
Cam kết và giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tiếp tục tăng trưởng bền vững. Trong tháng 1, cả nước thu hút 2,1 tỷ USD vốn FDI đăng ký, tăng 4,2% so cùng kỳ năm trước. Giá trị góp vốn, mua cổ phần trong tháng 1/2022 tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, đạt trên 400 triệu USD (tương đương 20% tổng vốn đăng ký).
Vốn đăng ký chủ yếu vẫn là vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (gần 60%), tiếp theo là bất động sản (22,5%). Giải ngân các dự án FDI đã được phê duyệt tiếp tục phục hồi với tốc độ tăng trưởng 6,8% (so cùng kỳ năm trước) trong tháng 1/2022.
Nguồn: WB |
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2022 của Việt Nam tăng 1,9% so cùng kỳ năm trước. Giá tiêu dùng tăng song giá lương thực, thực phẩm vẫn tương đổi ổn định, giúp cho lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát. Lạm phát cơ bản (không bao gồm giá lương thực, thực phẩm, năng lượng và các mặt hàng có giá do nhà nước quản lý) tăng 0,7% so cùng kỳ năm trước. Tín dụng tăng trưởng nhanh hơn, đạt mức 16,3% trong tháng 1, so với 13,5% trong tháng 12/2021.
Đánh giá cao sự khởi đầu của kinh tế Việt Nam trong năm 2022, song báo cáo của WB cũng lưu ý tới rủi ro dịch bệnh bùng phát. Theo đó, các biện pháp y tế như chương trình tiêm vaccine và "thông điệp 5K" cần được duy trì. Ngoài ra, cần theo dõi chặt chẽ diễn biến dịch bệnh để đảm bảo chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế đạt hiệu quả như kỳ vọng.
Thủ tướng yêu cầu tập trung triển khai 8 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tập thể Phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW về kinh tế tập thể và tổng kết 10 năm thi hành Luật hợp tác xã năm 2012, Thủ tướng yêu cầu tập trung triển khai 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. |
Báo Singapore: Việt Nam đang vươn mình trở thành “con hổ châu Á mới” Theo nhật báo Business Times, Việt Nam ghi nhận mức tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 2,6% vào năm 2021 và sự phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 dự kiến sẽ tăng tốc trong năm nay. |