Mưu đồ của Trung Quốc đằng sau tàu cá trá hình
![]() |
![]() |
Sau khi lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông do chính quyền Trung Quốc đơn phương đưa ra hồi tháng 5 năm nay chấm dứt hôm 16-8, thông tin từ phía Trung Quốc cho biết hơn 16.000 tàu cá của nước này từ đảo Hải Nam đã bắt đầu tràn xuống biển Đông.
Đánh bắt trái phép, tận diệt
Số lượng tàu cá lớn như vậy dẫn đến nhiều lo ngại, chủ yếu liên quan 2 lĩnh vực. Thứ nhất là tình trạng đánh bắt trái phép bằng cách tận diệt trong vùng biển của các quốc gia khác, dẫn đến cạn kiệt hải sản. Thứ hai là hoạt động của nhiều tàu cá trá hình thuộc lực lượng dân quân biển của Trung Quốc.
Theo nghiên cứu hồi tháng 6 của một tổ chức độc lập tại Anh là Viện Nghiên cứu hải ngoại (ODI), số lượng tàu cá đánh bắt xa bờ của Trung Quốc đã gia tăng với tốc độ khủng khiếp, chỉ từ 13 tàu vào nửa đầu thập niên 80 của thế kỷ trước lên tới 16.966 tàu hiện nay.
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 quy định tại vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở của mỗi quốc gia ven biển, quyền khai thác các tài nguyên biển (bao gồm hải sản) là đặc quyền của quốc gia đó. Tuy nhiên gần đây, rất nhiều tàu cá Trung Quốc xâm phạm các vùng biển thuộc EEZ của nhiều nước để đánh bắt trái phép.
Theo thống kê của tổ chức độc lập Global Initiative (Thụy Sĩ) hồi năm ngoái, Trung Quốc dẫn đầu thế giới về hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Đã vậy, họ còn đánh bắt mang tính tận diệt.
Năm 2016, khi phân xử vụ Philippines kiện Trung Quốc về các yêu sách chủ quyền phi lý ở biển Đông, Tòa Trọng tài quốc tế đã lên án việc tàu cá Trung Quốc hủy hoại môi trường sống của loài ngao khổng lồ và những bãi san hô quan trọng. Nhiều môi trường sinh thái quan trọng nhất của khu vực đã bị nạo vét và chôn vùi dưới lượng bê-tông khổng lồ khi Bắc Kinh bồi đắp và quân sự hóa phi pháp các đảo nhân tạo.
Tàu Hải quân Ecuador tiếp cận một tàu cá sau khi phát hiện một đội tàu phần lớn treo cờ Trung Quốc gần vùng biển quần đảo Galapagos hôm 7-8 Ảnh: REUTERS
Không chỉ đánh bắt trái phép, tàu cá Trung Quốc còn quấy phá tàu cá các nước. Các tàu cá trá hình này được biết đến là lực lượng dân quân biển của Trung Quốc và đóng một vai trò quan trọng trong âm mưu kiểm soát biển Đông.
Lực lượng đáng lo ngại
Một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS - Mỹ) chỉ rõ: "Một loại đội tàu cá khác có tham gia hoạt động bán quân sự thay mặt cho nhà nước thay vì đánh cá thương mại đã trở thành lực lượng lớn nhất ở quần đảo Trường Sa.
Các hoạt động của dân quân được ghi chép rõ ràng: Họ tham gia tuần tra, giám sát, tiếp tế… để tăng cường hiện diện của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp ở biển Đông và biển Nhật Bản. Bắc Kinh không giấu giếm sự tồn tại của lực lượng này và một số ngư dân được đào tạo, trang bị tốt nhất để quấy rối tàu nước khác".
Cụ thể, vào năm 2009, lực lượng dân quân biển Trung Quốc đã bao vây USNS Impeccable khi tàu Mỹ này khảo sát quân sự ở vùng biển ngoài EEZ của Trung Quốc. Một hỗn hợp tàu Trung Quốc, gồm tàu đánh cá bằng lưới rà thuộc lực lượng dân quân biển và các tàu của chính phủ, đe dọa cắt dây cáp kéo theo tàu phụ trợ của Mỹ trên vùng biển quốc tế.
Vào năm 2012, các tàu cá loại này cũng phối hợp với tàu hải cảnh của Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough ở biển Đông từ phía Philippines. Năm 2014, nhiều tàu cá Trung Quốc đã hộ tống giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 xâm phạm trái phép EEZ của Việt Nam.
Mới đây, trong năm 2019 và 2020, các tàu cá này cũng đi theo các tàu thăm dò và tàu hải cảnh Trung Quốc quấy phá hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên của các nước ASEAN trên vùng biển Đông, bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia và Indonesia.
Chính vì vậy, dư luận quốc tế cần yêu cầu Trung Quốc kiểm soát và tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế liên quan đến đánh bắt cá, trong đó tôn trọng quyền khai thác tài nguyên hải sản tại EEZ của các quốc gia ven biển Đông. Mặt khác, các nước liên quan phải đưa ra biện pháp hữu hiệu để bảo vệ ngư dân mình trước sự uy hiếp từ tàu cá Trung Quốc.
Ở cấp cao hơn, các quốc gia trên thế giới cần tác động tới Liên Hiệp Quốc để ban hành các quy định cụ thể đối với việc Trung Quốc sử dụng tàu dân quân biển dưới dạng tàu cá nhằm xâm phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia khác...
Kiên quyết bảo vệ chủ quyền trên biển
Liên quan đến việc tàu cá Trung Quốc ngang nhiên đánh bắt ở những vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam (đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép), ông Hà Lê - Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư thuộc Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cho biết Trung Quốc bắt đầu đơn phương áp đặt cái gọi là lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông từ năm 1999, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. "Cục Kiểm ngư bác bỏ quyết định đơn phương của phía Trung Quốc về cấm đánh bắt cá ở biển Đông từ ngày 1-5 đến 16-8 khi khu vực cấm đánh bắt nằm trong vùng biển của Việt Nam" - ông Hà Lê khẳng định. Về việc tàu cá Trung Quốc hoạt động trở lại, ông Hà Lê nhấn mạnh lực lượng kiểm ngư và các lực lượng thực thi pháp luật khác của Việt Nam tiếp tục hỗ trợ, bảo vệ ngư dân khai thác hợp pháp trên các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, đồng thời kiên quyết tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên biển. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế. Là quốc gia ven biển Đông và là thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán tại các vùng biển của mình được xác lập phù hợp công ước cũng như được hưởng các quyền lợi hợp pháp khác trên biển theo quy định của công ước. Văn Duẩn |
![]() Tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép ở cụm đảo Sinh Tồn (Trường Sa của Việt Nam), đảo Cây, đảo san hô Quang Hòa, ... |
![]() Nhiều làng chài phía nam Trung Quốc đã làm lễ trước khi ra biển ngày 16-8 ngay sau khi lệnh cấm đánh bắt cá do ... |
![]() Chiếc đầu tiên thuộc lớp tàu đổ bộ Type-075 rời nhà máy Hộ Đông - Trung Hoa ở thành phố Thượng Hải đã bắt đầu ... |
Tin bài liên quan

Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?

Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa

Đài CMG tổ chức Diễn đàn Đổi mới sáng tạo truyền thông toàn cầu lần thứ 4
Các tin bài khác

Hải quân Việt Nam - Campuchia rút kinh nghiệm tuần tra trên vùng nước lịch sử

Cấp cứu ngư dân tỉnh Bình Định khi khai thác hải sản tại Trường Sa

Hải quân Vùng 5 lan tỏa văn hóa đọc, bồi đắp tình yêu Tổ quốc

Quân chủng Hải quân kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam
Đọc nhiều

Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Tin quốc tế ngày 8/5: Mỹ muốn hòa giải xung đột Ấn Độ - Pakistan; Nga bắt đầu ngừng bắn với Ukraine trong 3 ngày

Việt Nam - Azerbaijan: Hoài niệm đẹp cần được tiếp nối bằng thành tựu mới

Từ ký ức chiến thắng đến hành trình “tiếp lửa” hữu nghị Việt - Nga
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Trường học thân thiện – Chắp cánh tương lai cho học sinh Nậm Pồ

Trường PTDTBT Tiểu học Trần Văn Thọ "Nơi con chữ hóa ước mơ"

Hải quân Vùng 5 khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người dân Phú Quốc
Multimedia

Hơn 2.700 đại biểu dự Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam

[Infographics] Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn 25/4/2025: Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn

[Infographics] Phá lấu, thắng cố vào danh sách món hầm ngon nhất Đông Nam Á

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại từ 1/4/2025

[Infographic] 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng thế giới theo nhóm ngành năm 2025

[Infographics] Lừa đảo làm cộng tác viên chốt đơn hàng online

4 nội dung và 3 mục tiêu chính của Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030
[Video] Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay chúc mừng Đại lễ Phật đản Vesak 2025
![[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước](https://www.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/29/09/nguoi-truyen-cam-hung-ve-tinh-yeu-nuoc-20250429094951.jpg?rt=20250429094956?250429105554)
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước

Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
![[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời](https://www.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/032025/25/11/croped/video-60-phut-hanh-trinh-thay-doi-cuoc-doi-20250325112448.png?250325023758)
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời

MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
![[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai](https://www.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/anhvm/022025/11/15/FSave.com_Facebook_Media_004_662439456116001v_21.jpg?250228123313)
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
![[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)](https://www.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/022025/07/14/video-du-khach-quoc-te-trai-nghiem-le-phat-dau-nam-tai-chua-tam-bao-da-nang-20250207142038.jpg?rt=20250207142058?250228123446)
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)

Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực

Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
![[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025](https://www.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/012025/21/14/video-ban-hoa-ca-tinh-huu-nghi-chao-nam-moi-2025-20250121142351.jpg?rt=20250121142354?250121023412)
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
![[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện](https://www.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/012025/15/20/croped/video-30-nam-quan-he-viet-nam-hoa-ky-tu-chien-tranh-den-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-20250115205111.jpg?250116064808)
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
![[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão](https://www.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/122024/17/13/video-samaritans-purse-va-plan-international-viet-nam-ho-tro-nguoi-dan-viet-nam-phuc-hoi-sau-bao-20241217132215.jpg?rt=20241217132220?241217012643)
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
![[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới](https://www.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/122024/16/00/video-tai-thiet-thon-lang-nu-quan-doi-nhan-dan-dong-hanh-xay-dung-tuong-lai-moi-20241216002424.jpg?rt=20241216002428?241216073321)
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
![[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao](https://www.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/122024/17/10/video-to-chuc-cuu-tro-tre-em-va-hanh-trinh-10-nam-thay-doi-cuoc-song-tre-em-vung-cao-20241217105602.jpg?rt=20241217105608?241217105833)
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
![[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới](https://www.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/112024/13/22/video-kinh-nghiem-tham-quan-bao-tang-lich-su-quan-su-viet-nam-moi-20241113223209.jpg?rt=20241113223215?241114120724)
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới

Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?

Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng
